Tiểu Luận Trình bày giá trị, hạn chế của nho giáo và sự ảnh hưởng của nho giáo tới Việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình bày giá trị, hạn chế của nho giáo và sự ảnh hưởng của nho giáo tới Việt nam hiện nay
    I. Khái quát chung về Nho giáo

    1.1. Nguồn gốc ra đời của Nho giáo
    Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, xã hội loạn lạc, Khổng Tử ( 551 – 479 trước CN ) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hoá tích cực truyền bá tư tưởng đó. Chính vì thế đời sau gọi ông là người sáng lập ra Nho giáo.
    Kinh điển của Nho giáo thường kể tới bộ Tứ Thư và Ngũ Kinh, Tứ Thư có Trung dung, Đại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử; Ngũ Kinh có : Thi , Thư, Lễ, Dịch , Xuân Thu. Sau khi Khổng Tử qua đời các học trò của ông phát triển Nho giáo thành tám phái nhưng chủ yếu là phái Mạnh Tử ( 327 – 289 trước CN) và Tuân Tử ( 313 – 238 trước CN). Mạnh Tử đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở đạo Nhân của Khổng Tử, đề ra thuyết “tính thiện”, ông cho rằng “thiện mênh” quyết định nhân sự , nhưng con người có thể qua việc dồn tâm dưỡng tính mà nhận thức được thế giới khách quan. Ông hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho giáo trên phương tiện thế giới quan và nhận thức luận; Tuân tử đã phát triển truyền thống trọng lễ của Nho gia, nhưng trái với Mạnh Tử, ông cho rằng con người vốn có “tính ác”, coi thế giơi khách quan có quy luật riêng. Theo ông sức người có thể thắng trời.Tư tưởng của Tuân Tử thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ.
    Tuy có sự khác nhau về quan niệm giữa các nhà Nho giáo nhưng tựu chung lại nội dung cơ bản đạo đức của Nho giáo là Luân thường. “Luân” có năm điều chính gọi là “ngũ luân”, đều là những quan hệ xã hội, trong đó có ba điều chính là vua tôi, cha con, chồng vợ gọi là ta tam cương. Trong ba điều lớn này có hai điều mấu chốt là quan hệ vua tôi biểu hiện bằng chữ trung, quan hệ cha con biểu hiện bằng chữ hiếu. Giữa chữ trung và chữ hiếu thì chữ trung là ưu tiên. Chữ trung đứng đầu ngũ luân. “Thường ”có năm điều chính gọi là ngũ thường, đều là những đức tính do trời phú cho mỗi người: Nhân , nghĩa, lễ, trí , tín. Đứng đầu ngũ thường là nhân nghĩa. Trong nhân nghĩa thì nhân là chủ. Đạo của Khổng Tử trước hết là Đạo nhân, luân và thườn gắn bó với nhau, nhưng trên lý thuyết và trong thực tiễn luân đứng trước thường. Về chính trị, chủ trương là cho xà hội trật tự, Khổng Tử cho rằng trước hết là thực hiện chính danh tức là một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp cái danh nó mang. Vậy trong xã hội, mỗi cái danh đều bao hàm một trách nhiệm và bổn phận mà những cá nhân mang danh ấy phải có những trách nhiệm và bổn phận phù hợp với dnah ấy. Đó là thuyết “chính danh” của Khổng Tử.
    1.2. Giá trị và hạn chế của Nho giáo
    Bàn về các giá trị của Nho giáo , chúng ta thấy điểm trung tâm của Nho giáo là chữ Nhân với một phạm vi bao quát rộng lớn. Việc đề cao chữ nhân là có ý nghĩa tích cực, mang tính chất nhân bản, nhưng mặt khác trong quan niệm của Không Tử về chữ nhân nó bao hàm sự thừa nhận chề độ, đẳng cấp và quan hệ tông pháp. Nhân không chỉ có yêu mà cả ghét.Tất nhiên sự yêu thương này là chủ đạo nhưng mà nó cũng có cấp độ khác nhau dựa theo quan hệ thân sơ , sang hèn, nhân không phải là lòng bác ái rộng lớn bao la luôn có giới hạn, tiêu chí cụ thể. Về chính trị , do hoàn cảnh lịch sử cụ thể , Nho giáo đưa một một số biện pháp cụ thể có tính chất cải lương để hòa hoãn mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị quý tộc và nhân dân cũng đồng thời điều hòa quyền lợi, giảm bớt mâu thuẫn xung đột trong nội bộ các tầng lớp thống trị , mọi ý tứ trong chính trị thuộc phạm vi Nho giáo đều bao quanh chữ Lễ và thuyết chính danh.
     
Đang tải...