Chuyên Đề Trình bày cơ cấu kinh tế của Hà Nội (giai đoạn 1986 - 1990)?

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình bày cơ cấu kinh tế của Hà Nội (giai đoạn 1986 - 1990)?

    SOẠN:
    - Cơ cấu kinh tế chung của thành phố trong giai đoạn 1986 -1990: Công nghiệp TTCN chiếm tỷ trọng lớn, sau đó là nông nghiệp (Nông lâm thuỷ sản) tiếp đến là thương mại và dịch vụ.
    - Cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành: Cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn (kể cả kinh tế TW) công nghiệp TTCN - nông nghiệp - thương mại dịch vụ.
    - Cơ cấu kinh tế nông thôn (không kể kinh tế TW) cơ cấu kinh tế nông thôn là nông nghiệp - công nghiệp TTCN - thương mại dịch vụ.
    1. Về phát triển công nghiệp và TTCN
    Nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp TTCN trong giai đoạn này là tăng nhanh sản xuất hàng tiêu dùng của nhân dân Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời tăng nhanh hàng xuất khẩu.
    - Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1986 - 1990 đạt tốc độ tăng bình quân 2,7%/năm (nếu không tính công nghiệp TW thì chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 2,4%/năm). Trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 3,3%/năm, ngoài quốc doanh tăng 1,3%/năm. Công nghiệp TTCN ngoài quốc doanh của ngoại thành chỉ tăng 0,55%/năm.
    - Xét về lượng, sản xuất hàng tiêu dùng không đạt tốc độ đề ra, thậm chí năm 1986 - 1990 còn giảm so với các năm trước, chưa đáp ứng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thủ đô cả về lượng và chất.
    2.1.2.1 Nguyên nhân
    - Do chuyển đổi cơ chế kinh tế và quản lý theo tinh thần của Đại hội đại biểu Đảng bộ của thành phố lần thứ 10, không chỉ ảnh hưởng đến các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh của nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các HTX, một số tổ sản xuất và một số cơ sở sản xuất tư nhân và cá thể.
    - Nguyên liệu, phụ liệu và phụ tùng thay thế không đảm bảo nhu cầu sản xuất hàng tiêu dùng. Nguồn trong nước chỉ đáp ứng được 40%, nguồn nhập khẩu chỉ đảm bảo khoảng 30%. Do vậy, năng lực sản xuất hàng tiêu dùng của Hà Nội nói riêng, của cả nước nói chung không huy động hết năng lực sản xuất.
    - Việc nhập hàng ngoại bằng nhiều kênh khác nhau diễn ra với tốc độ nhanh, tuy có bổ xung một phần cho sự thiếu hụt về quỹ hàng hoá, giảm bớt căng thẳng cung - cầu và quan hệ hàng - tiền, nhưng mặt khác đã chèn ép sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, gây tình trạng đình đốn trong sản xuất.
    2.1.2.2 Thành công trong đổi mới công nghiệp TTCN của thủ đô
    - Về phía người sản xuất đã bắt đầu quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng, đến thị hiếu, mẫu mã sản phẩm, giá cả và giá trị sử dụng. Trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, tiếp cận thị trường của các đơn vị sản xuất công nghiệp TTCN đã được nâng lên một bước. Một số doanh nghiệp đã chú ý đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
    - Cơ cấu sản phẩm qua tác động của thị trường đang hình thành rõ hơn cơ cấu sản phẩm tiêu dùng. Những sản phẩm không có nhu cầu sử dụng bị che lấp bởi cơ chế phân phối, cấp phát hiện nay đã bộc lộ, những sản phẩm tiêu dùng đã bão hoà hoặc không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nay đang chuyển đổi Đã tác động mạnh mẽ đến thay đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp TTCN của thủ đô và bố trí lại sản xuất công nghiệp, TTCN ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
    - Về cơ cấu các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp, TTCN cũng có thay đổi theo hướng tiến bộ. Sản xuất công nghiệp, TTCN của khối ngoài quốc doanh tăng mạnh. Trong đó, giá trị sản lượng công nghiệp, TTCN của các hộ cá thể tăng bình quân 15%/năm, các tổ sản xuất CN - TTCN tăng 10,9%/năm.
    - Về phía người tiêu dùng: Quan điểm tiêu dùng cũng có thay đổi về cơ bản, đã quan tâm đến giá trị sử dụng và nhu cầu đích thực, không còn dự trữ hàng tạo ra nhu cầu giả tạo; Cung cầu hàng hoá vì thế cũng đỡ căng thẳng, tình trạng khan hiếm hàng hoá cũng giảm bớt.
    2.1.3. Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội 1986 - 1990
    - Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp ngoại thành là phát triển vành đai thực phẩm, đảm bảo nhu cầu lượng thực, thực phẩm cho nông dân, đồng thời đáp ứng phần quan trọng thực phẩm cho nhu cầu của dân cư nội thành, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và nông sản xuất khẩu.
    - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp Hà Nội. Năm 1985 ngành trồng trọt chiếm 61,94%, chăn nuôi chiếm 38,06% giá trị sản lượng. Năm 1990 trồng trọt chiếm 64,68%, chăn nuôi thuỷ sản chỉ chiếm 35,32%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...