Tiểu Luận Trình bày cảm nhận về Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    I. QUẢNG CÁO, QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR- Public Relations) LÀ GÌ?
    1. Quảng cáo
    2. PR – Public Relations (Quan hệ công chúng).
    3. So sánh giữa quảng cáo và PR.
    II. QUẢNG CẢO THOÁI VỊ, PR LÊN NGÔI.
    1. Biểu hiện Quảng cáo thoái vị:
    2. Biểu hiện PR lên ngôi:
    3. Nguyên nhân :
    4. Nhận xét chung.
    III. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, quảng cáo đã có mặt ở khắp các hang cùng ngõ hẻm của địa cầu. Tuy nhiên, đồng thời nó cũng bộc lộ những hạn chế khi chỉ đưa ra những thông tin một chiều, gây nghi ngại trong tâm lý khách hàng. Sức mạnh của quảng cáo đang giảm dần . Thách thức đặt ra là làm sao để tìm ra những phương thức mới thu hút sự chú ý của mọi người, qua đó góp phần định vị vững chắc nhãn hiệu của bạn trong tâm trí họ. Tức là thực tế đang đòi hỏi cần phải có một phương thức marketing mạnh hơn, hiệu quả hơn.
    Trong tác phẩm kinh điển “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” của mình, Al Ries đã nhận định rằng:” Chiến tranh và tiếp thị có nhiều điểm giống nhau. Các tướng lĩnh quân sự đi vào cuộc chiến ngày nay với những vũ khí của ngày xưa thì sẽ chẳng khác gì các tướng chỉ huy tiếp thị đi vào cuộc chiến ngày nay với công cụ quảng cáo mà lẽ ra họ phải dùng PR”. Qua đó,tác giả đề cao giá trị của PR (public relations - quan hệ công chúng), khẳng định tầm quan trọng và hiệu quả vượt trội của phương pháp marketing này.
    Nếu như quảng cáo là một sự áp đặt đối với khách hàng thì ngược lại, sức ảnh hưởng của PR tồn tại ngay trong chính nó. PR rõ ràng có một cơ hội tốt hơn để truyền tải thông điệp của bạn tới đông đảo mọi người. Tác phẩm của Al Ries và các cộng sự đã đưa ra một xu hướng xúc tiến sản phẩm mới có khả năng ảnh hưởng sâu sắc tới sự thành công và thất bại của các thương hiệu lớn nhỏ trên thế giới, thiết lập một trật tự mới trong các chiến lược marketing của nền kinh tế tri thức. Đồng thời, những lý luận của ông cũng gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa những người thực hành nghề quảng cáo và PR.Vậy, có thật sự quảng cáo đã trở nên lỗi thời, kém hiệu quả và nhường chỗ cho PR lên tiếng? Còn PR liệu có khả năng trục xuất quảng cáo và trở thành công cụ quảng bá thương hiệu tối ưu nhất?
    Hi vọng rằng bài tiểu luận mang chủ đề: “Trình bày cảm nhận về Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” này sẽ giúp mỗi cá nhân có được một cái nhìn bao quát về quảng cáo, PR và xu hướng phát triển của chúng trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...