Tài liệu Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước? Phân tích các nguyên t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mỗi một quốc gia đều có những nguyêntắc rất cơ bản cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia.
    1).Nguyên tắc nền hành chính phù hợp với những yêu cầu của chức năng thực thi quyền hành pháp.Tổ chức nền hành chính trước hết phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng quản lý của chính phủ, phải dựa vào mục tiêu chức năng mà định ra thể chế và lập ra các bộ máy tổ chức tương ứng. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức nền hành chính.
    2).Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất. Tổ chức hành chính nhà nước phải là một tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất. ở các nước hiện nay, dù thực hành theo chế độ nhà nước đơn nhất hay chế độ liên bang, thực hành chế độ tập quyền hay phân quyền trong quốc gia liên bang hay một quốc gia đơn nhất, hay một nước thành viên, chỉ có một chính phủ thực hành quyền quản lý, thống nhất quản lý nền hành chính nhà nước và bộ máy tổ chức. Chính phủ là một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất. Bộ máy hành chính càng thể hiện rõ, đầy đủ nguyên tắc thống nhất. Bộ máy hành chính càng thể hiện rõ, đầy đủ nguyên tắc thống nhất, hoàn chỉnh thì càng phát huy tác dụng, hiệu lực của nó. Đó là sự thể hiện quản lý tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa.
    3).Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận. Nền hành chính là một hệ thống quyền lực phức tạp, nó vừa phải hoàn chỉnh, thống nhất lại vừa phải thực hiện sự phân công quyền lực, phân định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và thẩm quyền cho từng cấp, từng bộ phận. Thẩm quyền hành chính nằm trong một hệ thống tổ chức thống nhất , nhưng có sự phân công, tức là một sự phân định thẩm quyền, phân giao quyền hạn, phân quyền quản lý một cách hợp lý. Phân công là sự tiến bộ của xã hội, phân quyền quản lý cũng là biểu hiện văn minh, tiến bộ của xã hội về quản lý nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...