Tiểu Luận Trình bày các năng lực sư phạm và vai trò của chúng đối với người giáo viên kỹ thuật

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TIỂU LUẬN

    Phần I : TÂM LÝ SƯ PHẠM

    Trình bày các năng lực sư phạm và vai trò của chúng đối với người giáo viên kỹ thuật.

    Bài làm


    Hoạt động của giáo viên biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau của công tác sư phạm nhưng nhìn chung ở hai dạng đặc trưng: Công tác dạy học và công tác giáo dục. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối vì khi tiến hành công tác dạy học thì cũng đã đạt mục đích giáo dục. Ngược lại, muốn giáo dục thì cũng phải dựa trên cơ sở dạy học. Vả lại dạy học hay giáo dục thực chất cũng là tạo ra những cơ sở trọng yếu, cơ bản để “xây cất” nhân cách cho thế hệ trẻ.

    Hiện nay việc xem xét cấu trúc của năng lực sư phạm cũng có nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, có tác giả sắp xếp các năng lực sư phạm dựa vào các năng lực sư phạm giữ vai trò chủ đạo, nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò hỗ trợ, nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò điểm tựa.

    Cách phân chia trên có một mặt hợp lý và mặt chưa hợp lý. Cách phân chia này giúp ta thấy mức độ ý nghĩa và hiệu quả khác nhau của năng lực trong hoạt động sư phạm. Nhưng cách làm đó cũng bộc lộ một nhược điểm lớn là việc sắp xếp năng lực này hay năng lực kia vào nhóm năng lực giữ vai trò chủ đạo hau hỗ trợ hoặc điểm tựa thiếu cơ sở thuyết phục lớn.

    Còn một cách khác, tuy “chiết trung”, nhưng trong đó có hạt nhân hợp lý của nó. Đó là cách nêu ra một số các năng lực điển hình của hoạt động sư phạm. Gônôbôlin cho rằng, việc đưa ra những năng lực trong các năng lực sư phạm không phải xếp theo thứ tự quan trọng khác nhau. Trong số những năng lực đó, có những năng lực “đặc hiệu” cho hoạt động này ( chẳng hạn năng lực cảm hoá học sinh cần cho công tác giáo dục, hoặc năng lực truyền đạt tài liệu thì lại đặc trưng cho công tác dạy học), nhưng cũng có năng lực “đặc hiệu” cho cả hai hoạt động dạy học và giáo dục. Hơn nữa, trong số những năng lực đó, có năng lực được sử dụng hiệu quả ở những giáo viên khác nhau trong cùng một loại hoạt động do có những đặc điểm cá nhân khác nhau. Chẳng hạn, cả hai giáo viên đều thành công trong công tác dạy học và giáo dục nhưng người thì chủ yếu do truyền đạt tri thức, nhưng có người thì lại nhờ tài khéo léo đối xử sư phạm, cũng có người có tất cả các năng lực nhưng chỉ là một giáo viện trung bình, nếu ở họ không có những phẩm chất nhân cách chung. Những phẩm chất này, có thể không gọi là năng lực sư phạm được, (chẳng hạn niềm tin sâu sắc vào sức mạch của giáo dục, tính mục đích, tính nguyên tắc .) nhưng thiếu nó thì cũng không thể trở thành một giáo viên có tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...