Tiểu Luận Trình bày các mục tiêu của chính sách tiền tệ 2005-2008

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    PHẦN A: NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2008
    1) Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2005
    Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), với tốc độ tăng trưởng 8,4%, mức cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây, là một con số biết nói lên tất cả, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2005.
    Kết quả điều tra kinh tế xã hội trong khu vực của ESCAP cho thấy, ngành sản xuất là động lực chủ yếu của nền kinh tế và tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp được ghi nhận ở mức 10,6%. Ngành dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh với tốc độ 8,4%; trong khi ngành nông nghiệp tăng 4%.
    Sau khi phân tích nguyên nhân của tình trạng lạm phát năm 2005 ở mức cao do ảnh hưởng của hạn hán, cúm gia cầm và việc tăng giá hàng nhập khẩu, ESCAP cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã duy trì được chính sách tiền tệ thắt chặt và sử dụng nhiều chính sách khác để giảm bớt sức ép của lạm phát.

    Về hoạt động thương mại, xuất khẩu của Việt Nam ước tính tăng khoảng 20% trong năm ngoái, nhập khẩu tăng 22,5% do sản phẩm dầu khí đắt đỏ hơn và hoạt động xây dựng tăng mạnh dẫn tới tăng nhập khẩu sắt thép, nhu cầu tăng cao đối với phụ kiện ôtô, xe máy và hoá chất. Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai đã giảm từ mức -2% GDP trong năm 2004 xuống còn -0,9% GDP trong năm 2005.

    Thời gian qua, không chỉ cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, Chính phủ Việt Nam còn mở rộng lợi ích của tăng trưởng kinh tế tới toàn xã hội bằng cách đầu tư vào giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, và điện ở các vùng nông thôn. Công cuộc xoá nghèo là mối quan tâm hàng đầu ở Việt Nam và phương pháp tiếp cận của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề này đáng được khen ngợi.
    Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra hàng năm, đánh giá năng lực cạnh tranh tăng trưởng và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp của các quốc gia. Năm 2005, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam giảm từ 77 xuống 81, chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp từ 79 xuống 80.
    Những thay đổi thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2005-2006 của WEF cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, về xóa đói, giảm nghèo và về nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin. Bản thân các doanh nghiệp cũng tin tưởng cao vào triển vọng phát triển kinh tế trong năm tới.
    Trong Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2005 do Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ trên nhiều mặt. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2005 tăng 4 bậc, lên mức 108. Báo cáo cho rằng khả năng cân bằng, tương tác giữa chính sách phát triển con người và chính sách phát triển kinh tế, thương mại là nguyên nhân thành công của Việt Nam.
    Tuy nhiên, thứ bậc HDI của Việt Nam trên thế giới, ở châu Á và trong khu vực vẫn còn ở mức thấp. Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam còn ở mức thấp là do chỉ số GDP bình quân đầu người còn quá thấp (khoảng 540 USD năm 2004), đây chính là điều cần được quan tâm bởi nó là tiền đề để thực hiện chăm sóc sức khỏe và nâng cao chỉ số giáo dục. Hơn nữa, thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên cũng chủ yếu là nhờ sự tăng lên của chỉ số GDP bình quân đầu người và vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế để sớm đưa Việt Nam ra khỏi nước kém phát triển được coi là mục tiêu hàng đầu.
    Tăng trưởng kinh tế cũng được tiếp sức bởi mức đầu tư cao (21 tỷ USD), chiếm 38,9% GDP (cao nhất trong những năm gần đây).
    Đầu tư từ khu vực tư nhân (chiếm hơn 32% tổng vốn) có tốc độ phát triển nhanh nhất, tăng 28%. Đầu tư của khu vực tư nhân có hiệu quả cao hơn so với khu vực nhà nước và giúp tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế. Vốn đầu tư tăng trong khu vực này là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy tiềm lực trong nước đang tăng lên và môi trường kinh doanh đang được cải thiện.
    Vốn FDI năm nay đã tăng gần 40%, đạt 5,8 tỷ USD, mức cao nhất trong 10 năm (trong đó, đầu tư mới là 4 tỷ USD, đầu tư bổ sung là 1,9 tỷ USD). Có thể nhận thấy rằng năm 2005 đã khởi đầu cho một làn sóng đầu tư FDI mới (sau khi suy giảm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á)
    →Thuận lợi:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...