Chuyên Đề Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý ?

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Cơ sở khoa học hình thành cơ cấu tổ chức quản lý:

    1. Khái niệm và tiền đề khách quan:

    - Cơ cấu tổ chức quản lý là 1 chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã xác định.

    + Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận hợp thành, có mục tiêu riêng, đồng thời đều nhằm vào mục tiêu chung, mục tiêu cuối cùng của hệ thống quản lý.

    + Mỗi bộ phận của cơ cấu tổ chức quản lý có tính độc lập tương đối, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định.

    + Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có 2 mối quan hệ cơ bản:

    Theo quan hệ ngang, cơ cấu tổ chức quản lý chia thành các khâu quản lý khác nhau. Giữa các khâu là quan hệ hợp tác trong sự phân công lao động quản lý.

    Theo quan hệ dọc, cơ cấu tổ chức quản lý được phân chia thành các cấp quản lý. Cấp quản lý là một thể thống nhất các khâu quản lý ở cùng 1 bậc trong hệ thống cấp bậc quản lý: như cấp trung ương, cấp địa phương, cấp cơ sở

    Cấp quản lý chỉ rõ mối quan hệ phục tùng bởi quyền uy của cấp trên và bởi tính chất nhiệm vụ to lớn, bao quát của cấp cao.

    -Tiền đề khách quan của cơ cấu tổ chức quản lý:

    + Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức thể hiện sự phân công lao động trong lĩnh vực quản lý, vì bản thân công tác quản lý đã trở thành 1 chức năng xã hội, mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý được chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý.

    + Cơ cấu tổ chức quản lý càng phát triển, càng hoàn thiện thì nó càng có tác động tích cực, hiệu quả tới các quá trình kinh tế xã hội. Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý không mang mục đích tự thân, mà là phương tiện để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

    +Tiền đề khách quan của sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức quản lý là sự phân công lao động xã hội. Đó là sự thể hiên mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu các đối tượng quản lý. Cơ cấu KT- XH là 1 hệ thống phân công và hiệp tác lao động trên quy mô toàn XH nên cơ cấu tổ chức quản lý phải được XD tương ứng với cơ cấu KT- XH. Sự thống nhất giữa cơ cấu tổ chức quản lý với cơ cấu KT- XH và sự độc lập tương đối của chúng ta là ĐK phát triển của cả hệ thống quản lý.

    II. Những ưu, nhược điểm của từng loại hình cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản:

    Trong thực tiễn quản lý KT đã xuất hiện nhiều kiểu cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Trong đó có 1 số loại hình tiêu biểu sau:

    1.Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến: (sơ đồ SGK trang 89)

    Mô hình này ra đời vào khoảng TK 10, đây là mô hình cổ xưa nhất. Nó tồn tại trong 10 thế kỷ (TK10- TK20) cho đến khi các mô hình khác xuất hiện.

    Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước 1 người lảnh đạo trực tiếp cấp trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...