Tiểu Luận Trình bày các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội và hãy cho biết thực trạng giải quyết b

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của Sv Luật

    Trình bày các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội và hãy cho biết thực trạng giải quyết bằng con đường khởi kiện tại tòa án hiện nay.


    I. Các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.
    1.Khái niệm tranh chấp an sinh xã hội.
    Hiện nay chưa có tài liệu nào định nghĩa một cách đầy đủ như thế nào là tranh chấp an sinh xã hội. Trong suốt mấy thập kỉ ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam, thuật ngữ “tranh chấp an sinh xã hội” hầu như chưa được nhắc đến trong các văn kiện của Nhà nước nói chung và trong hệ thống các quy định của luật lao động nói riêng.
    Chúng ta có thể hiểu khái quát vấn đề như sau. Trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ về an sinh xã hội giữa các bên thì không thể tránh khỏi những bất đồng, cả trên phương diện thủ tục và nội dung.
    Các bên trong tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu bao gồm những người có quyền hưởng an sinh xã hội và những người thực hiện các quy định về an sinh xã hội. Bên hưởng chế độ, quyền lợi về an sinh xã hội là những đối tượng khác nhau. Bên thực hiện chính sách, chế độ an sinh xã hội có thể là Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ thực thi chính sách an sinh xã hội.
    2.Đặc điểm tranh chấp an sinh xã hội.
    Tranh chấp an sinh xã hội có những đặc điểm cả về khía cạnh kinh tế và pháp lý. Những đặc điểm đó có thể nêu ra bao gồm:
    - Tranh chấp an sinh xã hội là loại tranh chấp mang tính xã hội sâu sắc.
    - Tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu là các tranh chấp liên quan tới quyền lợi vật chất.
    - Các tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu là tranh chấp về việc thực hiện chính sách, chế độ do Nhà nước quy định.
    3.Biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.
    3.1.Khái quát chung về các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.
    Biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là một bộ phận cấu thành của cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội. Trên bình diện chung các biện pháp này được hiểu là tổng thể những cách thức được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, có thẩm quyền sử dụng để giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng các biện pháp thích hợp sẽ có thể giúp cho người giải quyết thu được kết quả và đạt được mục đích đã đề ra. Các cách thức đó có thể là thương lượng, hòa giải, quyết định, xét xử. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh, tùy từng chế độ mà nói cho cùng là tùy vào nhà làm luật cũng như tùy quan điểm của các bên tranh chấp mà người ta có thể lựa chon các cách thức cho phù hợp. Tuy nhiên, sự lựa chọn của các đương sự chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định.
    3.2.Biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội theo pháp luật hiện hành.
    3.2.1.Biện pháp thỏa thuận.
    Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thì biện pháp thương lượng được nhìn nhận và sử dụng như là bước đầu tiên. Nó tạo nên cơ hội ban đầu và cao nhất cho các bên sử dụng quyền năng tự định đoạt của mình. Điều đó cho thấy rằng, thương lượng là phương thức mang tính xã hội sâu sắc.
    Biện pháp thỏa thuận được quy định áp dụng đối với các tranh chấp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, cụ thể là các tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc hoặc giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội. các tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động được giải quyết theo các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Chương XIV Bộ luật lao động. Việc giải quyết tranh chấp về ưu đãi xã hội hiện nay chưa áp dụng biện pháp thỏa thuận như một cơ chế pháp lý mà chủ yếu dựa vào các quy định khiếu nại hành chính.
    Bảo hiểm xã hội
    Tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động được ghi nhận như sau: “2- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội:
    a) Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định tại Chương XIV của Bộ luật này;
    b) Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì do Toà án nhân dân giải quyết”.
    Bảo hiểm y tế
    Điểm a khoản 2 Điều 48 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế được giải quyết như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...