Luận Văn Triều Nguyễn từ khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai đến khi hoàn thành quá trình Xâm lược Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài
    Mục đích của nghiên cứu lịch sử là nhằm rút kinh nghiệm của quá khứ đề phục vụ cho hiện tại và hướng đến tương lai. Vì vậy, người ta đã coi “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Thật vậy, lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã qua đi, nhung ngày nay người ta vẫn nhắc đến và đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu cuộc kháng chiến thần kỳ đó của dân tộc Việt Nam. Triều Nguyễn - Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử phong kiến dân tộc, tồn tại trong 143 năm (1802-1945) một giai đoạn lịch sử có nhiều thăng trầm và biến động. Từ nhiều cách tiếp cận lịch sử khác nhau, nên tạo ra trong giới nghiên cứu lịch sử nói riêng, trong toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung cái nhìn và các đánh giá về vương triều này rất khác nhau. Thậm chí ngày nay có không ít những người xuyên tạc lịch sử, đánh giá không đúng sự kiện lịch sử, hay học lịch sử nhưng thiên về chính trị nên đã làm mất đi giá trị và ý nghĩa chân thực của sự kiện, hiện tượng lịch sử ấy. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, đây không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng nó là một vấn đề lớn trong một giai đoạn lịch sử điển hình của dân tộc. Vì vậy, trước đây và hiện nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề lịch sử trọng này. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam qua sách “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn thì hầu như chưa có sự đầu tư đích đáng. Đây vẫn là một “mảnh đất hấp dẫn” nhưng chưa được khai phá và tìm hiểu nhiều, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này để bước đầu nghiên cứu về một vấn đề lịch sử trọng trọng đại của dân tộc. Thông qua nguồn tư liệu của “Đại Nam thực lục”, nghiên cứu để biết được cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Pháp từ ngày đầu. Qua đó, giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ và đánh giá một cách khách quan trung thực về cuộc kháng chiến của nhân dân ta cách đây hơn trăm năm trước.Mặc khác, việc làm quen và tiếp cận trực tiếp với tư liệu gốc giúp ta khai thác đào sâu, bổ sung làm phong phú hơn nguồn kiến thức khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đồng thời, góp phần đánh giá đúng đắn việc lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp đối với việc giáo dục học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên, do trình độ và năng lực có hạn, nên trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin chỉ tập trung vào giai đoạn 1858-1884. Đây cũng là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta về sau. 2. Lịch sử vấn đề Phải khẳng định rằng, việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là một vấn đề lớn trong một giai đoạn lịch sử điển hình của dân tộc. Do vậy, đề tài này trước đây và hiện nay đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, tìm hiểu “Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam" qua sách“Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn là một vấn đề hấp dẫn mà chưa một công trình chuyên khảo nào đề cập đến. Vì vậy, đây là một vấn đề khó khăn đối với người viết trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu.
    Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, người viết chỉ tập trung tìm hiểu qua các tập sách “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn là chính. Đây là một bộ sử phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện mọi khía cạnh của triều Nguyễn trong một quá trình tồn tại, bao gồm 38 tập. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta đến khi Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), nên chỉ tìm hiểu các tập sách có liên quan đến giai đoạn lịch sử này mà thôi. Các tập sách “Đại Nam thực lục” đệ tứ kỷ từ tập XVIII-XXXV (1858-1884) của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách được ghi chép theo một tiến trình lịch sử diễn ra, do đó cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam được ghi chép một cách đầy đủ, chi tiết và khá hệ thống. Các cuốn sách đã cung cấp cho người đọc những hình ảnh về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp được diễn ra trong thời gian khá dài (1858-1884). Đặc biệt, sử gia triều Nguyễn đã ghi chép một cách toàn diện bức tranh đấu tranh chống Pháp rất sinh động của vua quan triều Nguyễn và nhân dân Nam Bắc Kỳ. Do đó, người đọc cảm nhận một cách chân thực và khách quan nhất về việc triều Nguyễn tổ chức kháng chiến chống Pháp, kêu gọi, điều động binh sĩ tham gia ủng hộ kháng chiến, đồng thời thấy được các cuộc khởi nghĩa đồng loạt của nhân dân nổi dậy chống Pháp bấy giờ như Trương Định, Nguyễn Trung Trực Mặt khác là sự phản ánh sâu sắc thái độ của vua quan triều Nguyễn trong việc từng bước để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Một cách tổng thể, bộ sách “Đại Nam thực lục” - một bộ sử được viết dưới nhãn quan phong kiến, song nó lại là nguồn tư liệu gốc vô cùng quý giá để nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam nói riêng và toàn triều đại Nguyễn nói chung. Giúp người đọc có một cách nhìn, một cách đánh giá khách quan, chân thực nhất về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta. Bên cạnh đó, vấn đề cuộc kháng chiến chống Pháp được phản ánh trong nhiều cuốn sách khác. Cuốn sách “Chống xâm lăng” của Trần Văn Giàu cũng phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng chỉ đề cập dưới dạng tham khảo. Đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định, đan cài vào các vấn đề kinh tế, xã hội, quân sự trong mỗi một giai đoạn lịch sử dài từ 1862 đến cuối thế kỉ XIX, thì chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về vấn đề này. Bước vào những năm đầu của thế kỉ XIX, vấn đề triều Nguyễn lại được các học giả đặc biệt quan tâm, tìm hiểu là các tác giả: Nguyễn Ngọc Cơ, Trần Bá Đệ, Hoàng Văn Hiểu, và nhiều tác giả tập trung trong cuốn “Hội thảo khoa học về triều Nguyễn” xuất phát bản năm 2002. Công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét khách quan về vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc cũng như trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. Gần đây, trong cuốn “Lịch sử Việt Nam 1858-1896” của nhóm tác giả Vũ Huy Phúc (chủ biên),Phạm Quang Trung, Nguyễn Ngọc Cơ của Nxb Khoa học xã hội năm 2003 cũng phản ánh rất đầy đủ quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Do vậy, cuốn sách có ý nghĩa tích cực đối với việc tìm hiểu đề tài nghiên cứu này, để người viết có một cách nhìn toàn diện nhất khi đánh giá về triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức nói riêng, trong toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung. Không chỉ có các sử gia trong nước nghiên cứu mà vấn đề triều Nguyễn còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các sử gia nước ngoài. Tiêu biểu đó là cuốn “Nước Đại Nam đối với Pháp và Trung Hoa” của một sử gia người Nhật Bản là Yoshihasu Tsuboi đã nghiên cứu một cách khá công phu mối quan hệ Việt Nam với Pháp và Trung Quốc, dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy trong kho lưu trữ tài liệu của Bộ Ngoại giao Pháp và tư liệu triều Nguyễn còn lại ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu có cách viết và cách trình bày, cũng như cách lập luận các vấn đề rất thuyết phục, song vấn đề tác giả nghiên cứu chỉ thiên về các mặt kinh tế, chính trị và đặc biệt là ngoại giao của triều Nguyễn với Pháp và Trung Hoa trong một khoảng thời gian dài. Do đó, chưa có mức độ chuyên sâu đáng kể vào vấn đề nghiên cứu. Hiện nay, vấn đề triều Nguyễn vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả qua các tạp chí nghiên cứu lịch sử.Trước tình hình nghiên cứu vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam qua sách Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong đó, những tập sách “Đại Nam thực lục” là nguồn tài liệu vô cùng quý giá phục vụ cho đề tài nghiên cứu trong giai đoạn lịch sử này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những nguồn tư liệu quý giá của Quốc sử quán triều Nguyễn thông qua “Đại Nam thực lục” (1858-1884), người viết đi sâu tìm hiểu sự tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn và sự bùng nổ mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa nông dân được phản ánh qua sách. Thông qua đó, giúp người đọc tiếp cận gần hơn với tự liệu gốc “Đại Nam thực lục” của Quốc sự quán triều Nguyễn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứuTrong đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu tinh thần, ý thức, thái độ và hành động của triều đình Nguyễn và nhân dân ta đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trong giai đoạn 1858-1884. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. - Đề tài sử dụng người tư liệu gốc “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn là chính (1858-1884). - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. (1858-1884) 6. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài có 3 chương chính: Chương 1: Triều Nguyễn trước và sau khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đến chiếm khi chiếm được lục tỉnh Nam Kỳ (1858-1867). Chương 2: Triều Nguyễn từ khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ đến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất (1867-1874).
    Chương 3: Triều Nguyễn từ khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai đến khi hoàn thành quá trình Xâm lược Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...