Tiểu Luận Triết lý xây dựng chương trình học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRIẾT LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC

    TRIẾT LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC

    A. TRIẾT LÝ
    I. Khái niệm
    1. Triết lý:
    - Là những tư tưởng, những cơ sở lý luận định hướng, chỉ đạo cho họat động thực tiễn. Triết lý gắn chặt với nhận thức và quan điểm của thời đại và gắn với thời đại con người đang sống.
    2. Triết lý giáo dục:
    - Là những cơ sở lý luận, những luận điểm, đường lối, tư tưởng, chính sách định hướng cho sự phát triển nền giáo dục. Là kim chỉ nam của chiến lược phát triển giáo dục.
    - Là một tập hợp những niềm tin mà trên cơ sở đó các tuyên bố về mục đích giáo dục cũng như mục tiêu quan trọng nhất được chọn lựa, hình thành.
    - Là trọng tâm của các họat động có mục đích, là công cụ hỗ trợ trong việc giải đáp các câu hỏi có tính giá trị cũng như trong việc đưa ra quyết định từ nhiều lựa chọn khác nhau.
    II. Vai trò của triết lý
    Phục vụ, giúp các nhà chỉ đạo chương trình học có thể theo nhiều cách:
    - Đề nghị các mục đích trong giáo dục.
    - Làm rõ các mục tiêu, các họat động học tập trong trường học.
    - Xác định vai trò của các cá nhân làm việc trong trường.
    - Hướng dẫn việc chọn lựa các chiến lược học tập và thủ thuật trong lớp học
    B. CÁC TRIẾT LÝ
    Thực tế tồn tại nhiều triết lý giáo dục khác nhau, trong đó có 05 triết lý giáo dục chủ yếu, gây được nhiều chú ý của các nhà giáo dục:
    I. Triết lý Vĩnh cửu
    1. Khái niệm: Là triết lý cơ bản dựa vào các định nghĩa kinh điển về giáo dục, là trường phái tư duy có khuynh hướng bảo thủ, theo truyền thống và kém linh họat nhất trong 05 triết lý nêu trên.
    2. Đặc điểm:
    - Về nội dung giảng dạy:
    + Giảng dạy hiện thực, triết lý: thiên về việc chương trình các môn học và các triết lý được dạy thông qua việc rèn luyện có tính kỷ luật và các hành vi được kiểm soát cao.
    + Chủ trương chương trình học mang nặng tính hàn lâm, với sự chú trọng đến ngữ pháp, thuật tu từ, logic, các ngôn ngữ cổ điển và hiện đại, tóan học và trọng tâm học của chương trình học là những quyển sách vĩ đại về thế giới phương Tây. Trong đó, sự thật sẽ vẫn giống nguyên ngày nay như nó đã có từ trước đây và sẽ luôn luôn là như vậy.
    - Giảng dạy cái tốt (giá trị): hành vi kỷ luật (thấy được lẽ phải). Xem xét mục đích giáo dục như sự rèn luyện trí năng, sự phát triển của khả năng lý luận và sự tôn trọng sự thật và sự thật là bất diệt, vĩnh viễn, không thay đổi. Giáo dục cũng như bản chất con người, là không thay đổi.
    - Trường học tồn tại chủ yếu để bộc lộ lí tính bằng việc giảng dạy những chân lý bất diệt, không có sự thay đổi thật. Giáo viên diễn dịch và thuật lại. Học sinh là những người lĩnh hội một cách thụ động.
    3. Nhận xét:
    - Điểm mạnh:
    + Rèn luyện cho học sinh có tính khuôn mẫu, kỷ luật.
    + Đảm bảo đánh giá, dự đóan được kết quả học tập của học sinh do hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào
    - Hạn chế:
    + Môi trường học tập: đơn độc, tĩnh lặng, trật tự, nặng tính giáo huấn, mô phạm (nói - nghe) đối với việc học tập.
    + Sự tham gia của cộng đồng: trường học theo triết lý vĩnh cửu có khuynh hướng hình thành thái độ và tư tưởng của học sinh theo cáo khuôn mẫu do vậy thường hạn chế sự tiếp cận và sự tham gia của cộng đồng, hạn chế ảnh hưởng của cộng đồng lên chương trình học.
    + Các chương trình học tập: nặng tính lý thuyết, thiếu sinh động, thiếu tính tương tác, thiếu tính thời đại, chưa lưu tâm đến nhu cầu và mối quan tâm của học sinh.
    + Vai trò của những người tham gia: người quản lý với phong cách áp đặt, độc tài, kiểm sóat; giáo viên là chuyên gia môn học, làm việc cô lập trong lớp học đơn độc với các dữ liệu được mô tả, những kiến thức bất biến mọi lúc mọi nơi, thúc đẩy học sinh tuân theo khuôn mẫu, kỷ luật; học sinh thụ động lĩnh hội, tiếp nhận kiến thức.
    Do vậy, Triết lý Vĩnh cửu không phải là triết lý phù hợp, mong đợi đối với nền giáo dục Việt Nam hiện tại và tương lai.
    4. Liên hệ thực tiễn giáo dục Việt Nam
    - Trước đây: Chương trình học có biểu hiện theo triết lý vĩnh cửu:
    + Rèn luyện học sinh tính kỷ luật, khuôn phép.
    + Cung cấp những kiến thức nặng tính lý thuyết, thiếu thực tiễn.
    + Vai trò của giáo viên chủ yếu là cung cấp kiến thức, học sinh thụ động lĩnh hội.
    - Hiện tại và tương lai: Triết lý giáo dục phải phù hợp với thực tiễn của đất nước trong từng giai đọan, đòi hỏi:
    + Đáp ứng được thực hiện sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
    + Vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập
    + Dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.
    II. Triết lý Duy tâm
    1. Khái niệm
    - Triết lý duy tâm là một chủ nghĩa tán thành sự thông thái của con người. Thực tế được xem là thế giới trong tư tưởng của từng cá nhân. Chân lý được tìm thấy trong tính nhất quán của các tư tưởng. Cái tốt là tình trạng lý tưởng, là cái gì đó mà con người cần phải đạt được.
    - Các nhà duy tâm thiên về loại nhà trường dạy những môn về tư tưởng, ví dụ như những gì người ta hay thấy trong các lớp học ở các trường công. Giáo viên theo các nhà duy tâm phải là người mẫu mực của những hành vi lý tưởng, là người mẫu mực để học sinh noi theo.
    2. Vai trò của triết lý duy tâm trong xây dựng chương trình
    - Đối với các nhà duy tâm, chức năng của nhà trường là làm cho các quá trình trí tuệ sâu sắc hơn, để giới thiệu sự thông thái của các thời đại, và để giới thiệu những mô hình hành vi làm gương mẫu. Học sinh ở các trường như thế sẽ có vai trò bị động, đón nhận và học thuộc những bài giảng của giáo viên. Sự thay đổi trong nhà trường nhìn chung được xem như một hướng dẫn trong trật tự của quá trình giáo dục.
    - Nếu như triết lý vĩnh cửu xem mục đích giáo dục như sự rèn luyện trí năng, sự phát triển khả năng lý luận và tôn trong sự thật, xem sự thật là bất diệt, vĩnh viễn và không thay đổi thì triết lý duy tâm lại tán thành sự thông thái của con người nên triết lý duy tâm giữ vai trò định hướng trong việc giáo dục con người về chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật theo đường lối của giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của nhà nước.
    3. Nhận xét
    - Với các nhà trường theo triết lý duy tâm sẽ tạo cho người học sự nhất quán trong tư tưởng, trung thành với lý tưởng của mình, cần thiết cho sự giáo dục đạo đức và tư tưởng. Tuy nhiên sẽ làm người học bị thụ động, chủ yếu là tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Chủ yếu về tinh thần (các môn tư tưởng), niềm tin vào mẫu lý tưởng, sẽ khó thích nghi khi có sự thay đổi. Đó là những điểm nổi trội cũng như những hạn chế của triết lý và điều đó muốn khẳng định và nhấn mạnh một điều là tùy theo sự lựa chọn theo các triết lý giáo dục nào sẽ tạo ra các nhà trường khác nhau.
    4. Liên hệ thực tiễn giáo dục Việt Nam
    Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong chương 1, điều 3, mục 1: Tính chất nguyên lý của giáo dục có ghi rõ: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng (Trích Luật giáo dục Việt Nam, 2005). Như vậy, có thể nói rằng chúng ta đã và đang có một triết lý giáo dục, nó có thể
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...