Tài liệu Triết Lý Việt Trong Văn Hóa Ẩm Thực(phần 7)

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU THAM KHẢO Như trong các bài viết khác về Việt Triết, người viết cố ý không liệt kê thư tịch do các học gỉa ngoại quốc biên soạn. Không phải vì các tác phẩm của họ không có gía trị, hay không ảnh hưởng tới bài viết này. Ngược lại, trong qúa trình học tập, chúng tôi đã học từ nhiều người, nhiều nơi và nhiều văn hóa khác nhau. Những nghiên cứu của Lévi-Strauss (Le Cru et le cuit), của Clifford Geertz (The Interpretation of Culture) và nhiều nhà khảo cổ, nhân chủng học có nhiều điểm đáng chú ý. Bạn đọc có thể thấy trong nhiều chú thích của bài viết. Riêng về Nhật Bản và Trung Hoa, có khá nhiều tác phẩm bàn về triết lý ăn uống của họ, trong đó có nhiều điểm tương đồng vớI lối ăn Việt. Việc trích các thư mục học gỉa Việt biên soạn là do sự tự trọng, và lòng tôn trọng cũng như cổ súy họ.
    Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Tái bản. Sài Gòn: Nxb Bốn Phương, 1951.
    Toan Ánh, Phong Tục Việt Nam. Tái bản. TphHồ Chí Minh: Nxb Đồng Tháp. 1998.
    Bằng, Miếng Ngon Hà Nội. Nam Chi Tùng Thư, 1966.
    Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục (Đông Dương Tạp Chí, 1914-1915). Tái bản: Phong Tục Việt Nam. Sài Gòn 1957 (?).
    Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu), Văn Hóa Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, bản thứ hai. Tph ****: Nxb Trẻ, 2004.
    Vũ Ngọc Khánh, Hành Trình vào Thế Giới Folklore Việt Nam, Hà Nội: Nxb Thanh Niên, 2003.
    Thạch Lam, Hà Nội Ba Sáu Phố Phường. Sài Gòn: Phượng Giang, 1959.
    Hồng Kim Linh, Người Nhật Dưới Mắt Người Việt. Tokyo-Paris, 1995.
    Hồng Kim Linh, Người Việt. California: Hồng Lĩnh, 1997.
    Phan Ngọc, Một Cách Tiếp Cận Văn Hóa. Hà Nội: nxb Thanh Niên, 2000.
    Vương Hồng Sển, Thú Ăn Chơi. Sài Gòn, 1967 (?)
    Trần Ngọc Thêm, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Tph ****: Nxb Đại Học Tổng Hợp, 1995.
    Trần Ngọc Thêm, Tìm Về Bản sắc Văn Hóa Việt Nam. Bản thứ ba. Tph ****: Nxb Tph HCH, 2003.
    Trần Quốc Vượng, Tiếp Cận Văn Hóa Việt Nam – Tìm Tòi và Suy Gẫm. Hà Nội: Nxb Văn Hóa Dân Tộc, 2000.
    Ngoài ra các bài viết tuyển chọn trong
    Xuân Huy, Văn Hóa Ẩm Thực và Các Món Ăn Việt Nam. Sau đây: Xuân Huy.
    - Đào Duy Anh, “Phong Tục Ăn Uống của Người Việt.” Trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Nxb Bốn Phương, 1961. Xuân Huy, ctr. 13-15.
    - Phan Kế Bính, “Cách Ẩm Thực của Người Việt.” Trong Việt Nam Phong Tục. Xuân Huy, ctr. 16-18.
    - Trương Chính, “Đặc Điểm Ăn Uống của Người Việt.” Trong Sổ Tay Văn Hóa Việt Nam. Nxb Văn Hóa, 1978. Xuân Huy, ctr. 26-29.
    - Trần Văn Khê, “Bàn Về Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt.” Trong Tạp chí Du Lịch Tph ****, số 88 (10.1998). Xuân Huy, ctr. 19-25.
    - Đặng Nghiêm Vạn, “Sự Tinh Tế trong Chế Biến Món Ăn của Người Việt.” Trong Tạp Chí Văn Hoá Nghệ Thuật Ăn Uống, số 4 (2. 1998). Xuân Huy, ctr. 45-49.
    - Lưu Văn, “Quan Niệm về Miếng Ăn qua Ca Dao Tục Ngữ.” Trong Tạp chí Tiến Thủ, số 15 (Xuân Nhâm Dần, 1963). Xuân Huy, ctr. 58-73.
    ——————————————————————————————————–
    Trần Văn Đoàn. Giáo Sư Triết Học, Đại Học Quốc Gia Đài Loan (Đài Bắc). Hiện là Giáo sư Thỉnh Giảng tại Viện Thần Học, ĐH Salzburg (Áo) và Viện Kinh Tế Quản Trị, ĐH Thanh Hoa (Bắc Kinh). Nghiên Cứu Viên (Research-Fellow) Viện Con Người (Hà Nội, Việt Nam), Viện Tinh Thần Quốc Gia (Vũ Hán, Trung Quốc) và Max-Planck Institut (Starnberg, Đức).
    [1] Những nghiên cứu khảo cổ nhân chủng của E.E. Evans-Pritchard, Bronislav Malinowski, Claude Lévi-Strauss, Clifford Geertz, vân vân, đều nói lên tầm quan trọng của ăn uống, lễ vật, vân vân, trong sinh hoạt tôn giáo, xã hội của những xã hội sơ khai. Xin tkh. Claude Lévi-Strauss, Le Cru et le cuit (Paris: Plon, 1964). Nhà văn Nguyễn Tuân, một người nổi tiếng về nghệ thuật ăn, nhận định tương tự: “Trong một miếng ăn cũng thấy rộng được ra những điều cao cả yên vui trên đất nước giầu có tươi đẹp.” Nguyễn Tuân, “Phở”, trong Văn Hoá Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, do Xuân Huy sưu tầm, giới thiệu (Tph ****: Nxb Trẻ, 2004), tái bản, tr. 338. Sau đây viết tắt là Xuân Huy.
    [2] Các từ thông dụng như ăn uống, ăn chơi, ăn nằm, ăn mặc, ăn ỉa, ăn nói, ăn nghỉ, ăn ngủ thực ra luôn bao gồm hai động tác: ăn/uống, ăn/chơi, ăn/nằm, ăn/ỉa, ăn/nói, ăn/nghỉ , ăn/ngủ Điểm đáng suy nghĩ, đó là tại sao người Việt luôn bắt đầu với tác động ăn, chứ không ngược lại như nằm ăn, ngủ ăn, ỉa ăn, uống ăn, chơi ăn, vân vân. Sau nữa, ý nghĩa của ăn nằm, ăn ở không dừng nơi tác động ăn và ở, ăn và nằm nhưng chỉ ra một sinh hoạt mang tính chất toàn diện hơn. Ăn ở tương đương với to (co)live, ăn nằm (ăn ngủ) với to (co) habitate, to (inti)mate, ăn uống với to feed, ăn chơi với to enjoy, vân vân.
    [3] Xin tkh. Trần Văn Đoàn, Essays on Asian Philosophy and Religions (Washington, D.C.: The Council for Research in Values and Philosophy, 2005); Trần Văn Đoàn, Những Suy Tư Về Thần Học Việt Nam (Washington, D.C.: Vietnam University Press, đương ấn hành); Trần Văn Đoàn, Towards a Pluralistic Culture. Washington, D.C.: The Councilf for Research in Values and Philosophy, 2005. Ngoài ra: Trần Văn Đoàn, Việt Triết Luận Tập I (Washington, D.C.: Vietnam University Press, 2000).
    [4] Tác gỉa Lưu Văn, trong bài “Quan Niệm về Miếng Ăn qua Cao Dao Tục Ngữ,” đăng trên Tạp chí Tiến Thủ, số 15 (Xuân Nhâm Dần 1963), từng viết về “Miếng Ăn hay là Triết Lý của Cuộc Đời.” Trích từ Xuân Hy, ctr. 68-69.
    [5] Đạo nơi đây theo nghĩa nguyên lý, quy tắc phương thế hay cách thế. Người Nhật có đạo uống chè (chè đạo), đạo tu tâm (thiền đạo), đạo kiếm (kiếm đạo). Trong võ thuật, ta có nhu đạo (yếu thắng mạnh), thái cực đạo (vận động theo theo thái cực), vân vân. Người Tầu hiểu đạo theo nghĩa rộng hơn: Thiên đạo, Địa đạo, nhân đạo, vật đạo, sư đạo, phụ đạo, quân đạo. Bất cứ cái gì cũng có đạo lý của nó.
    [6] Tất cả những câu ca dao, tục ngữ trích dẫn trong bài này, đều dựa theo Xuân Huy, Phần Phụ Lục 1, ctr. 775-814.
    [7] Thực sự mà nói, trong một xã hội đóng kín, những câu truyện trào phúng, những nụ cười dí dỏm, vân vân, phản ánh trung thực hơn là những câu văn sáo ngữ của giới học thức, chỉ biết “dùi mài kinh sử” và luyện tập “văn hay chữ tốt.” Những vần thơ của Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, rồi vào đầu thế kỷ 20, những câu thơ của Tú Xương, Tản Đà, và gần đây hơn, của Phùng Quán và nhóm Bút Tre nói lên được cái mặt thật xã hội nhiều hơn là những “áng” thơ gọt dũa nội dung trống rỗng hay đầy mùi vị nịnh hót của Tố Hữu. Ca dao, tục ngữ, đồng dao, vân vân, thực ra là những vần thơ mộc mạc phản ánh những lối suy tư, ưu tư, hay những phương thế đối xử mà ta không thấy (hay họa hiếm thấy) trong quốc luật, hình luật, hay trong những sách giáo khoa, đạo đức, vân vân. Câu ca dao trào phúng “nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ” nói lên thực tại mâu thuẫn của xã hội giai cấp Việt trong qúa khứ.
    [8] Lẽ tất nhiên cũng là nỗi khổ (vay mượn tiền để khao đãi), nỗi đau (bị khinh vì chưa khao đãi cho đủ), nỗi nhục (không có tiền khao đãi) của người lê dân nghèo túng. Tự Lực Văn Đoàn từng cực đả phá những thói tục khao đãi này. “Miếng ăn là miếng nhục” chỉ ra được ý thức của người Việt về sự nô lệ của con người vào miếng cơm manh áo.
    [9] Ngay cả nền văn hóa Hoa, tuy rất gần với Việt, và tuy rất chú trọng ăn uống, họ cũng không có những tập tục như người Việt. Giỗ đối với họ không quan trọng lắm, và ít khi có ăn uống. Ma chay cũng ít có ăn uống, trừ bữa cơm nhạt cho những người đến giúp việc. Ngày nay, đỗ đạt, thăng quan tiến chức cũng có khao đãi, nhưng chỉ giữa nhóm bạn thân hay gia quyến. Ít khi thấy kiểu khao cả làng, cả xã, cả tổng như ở Việt Nam.
    [10] Lẽ dĩ nhiên, đã có một thời, “tranh dành xôi thịt” vốn là một biểu tượng của tranh chấp quyền bính, tiền bạc. Người Việt coi đó là một tệ hại chứ không phải là một phong tục. Họ dùng từ “bọn” như “bọn cướp,” “bọn du thử du thực,” để chỉ những kẻ “xôi thịt”: bọn tham ăn, bọn tham ô, bọn tham nhũng, bọn tham quan ô lại, bọn nọ bọn kia, vân vân.
    [11] Tục lệ các cụ khi dự tiệc ở đình, thường ăn qua loa lấy lệ. Nhưng sau bữa tiệc, các cụ thường có phần đem về chia cho con cháu, gọi là lấy “lộc thánh.” Cụ nào mà không được mời dự tiệc, tự coi là một nỗi ô nhục. Chỉ những kẻ phạm pháp, hay người qúa nghèo túng không nộp sưu, nộp thuế, hay thuộc giai cấp thấp hèn, mới không được mời. Xin tkh. Toan Ánh, Phong Tục Việt Nam, Tập 1 (Tph ****: Nxb Tổng Hợp Đồng Tháp, 1998). Trần Quốc Vượng, Văn Hóa Việt Nam – Tìm Tòi và Suy Ngẫm, (Hà Nội:Nxb Văn Hóa Dân Tộc, 2000), tr.398.
    [12] Rất có thể sẽ có nhiều độc gỉa không đồng ý, phê bình lối nhìn của chúng tôi như là “lý tưởng hóa nhược điểm.” (Xem bài của Ratzenberg trên Talawas). Tôi không lý tưởng hóa, nhưng chỉ mô tả cái lối suy tư của người Việt. Những tệ hại, tệ đoan, cho dù có được lý tưởng hóa tơí đâu, vẫn là tệ hại. Người Việt, y hệt như bất cứ ai, cũng có rất nhiều tệ hại, nhưng họ không coi chúng là lẽ tất nhiên.
    [13] Nạn cướp bóc của Hồng quân Liên Sô khi chiếm đóng Đông Âu, rồi tệ nạn ăn cướp công khai của đạo quân Lữ Hán khi sang Việt Nam tiếp thu Nhật đầu hàng, y hệt như nạn mãi dâm tại Âu châu sau thế chiến thứ II, cũng như những tệ nạn trong vùng chiến tranh, hay nội chiến ở Phi Châu, Nam Mỹ là những ví dụ điển hình. Người Việt có nạn cắp, nạn trộm. Nhưng người ăn cắp, ăn trộm vẫn biết mình là đê tiện. Họ vẫn theo cái “đạo” của “đạo chích”: không giết người hay uy hiếp nạn nhân, không ăn trộm người nghèo, không hãm hiếp phụ nữ, không tranh dành lẫn nhau, gặp chủ nhả phải tránh, vân vân. Theo nhiều người kể lại, dân vùng Nam Định, vào thời điểm khốn khổ bị nạn chết đói hoành hành (1945), những người qúa đói có ăn cắp, dựt đồ ăn cho họ, và cho con cái họ. Nhưng khi bị đánh, họ nhẫn nhục chịu đòn, không kêu ca, hay không trả đòn. Trong lịch sử Việt, chúng ta chưa thấy (hay họa hiếm thấy) bọn trộm cắp lên làm vua làm chúa, hay biến thành những nhân vật quan trọng như bọn Mafia bên Mỹ, bên Ý, bọn buôn lậu cần sa ở vùng Nam Mỹ, và ngay cả bọn “hắc đạo” ở Hương Cảng, Đài Loan và Nhật. Bạn đọc có thể nghi ngờ và đặt câu hỏi về “nạn tham nhũng,” “tham quan ô lại” tức những người có quyền thế ngang nhiên ăn cắp của dân, mà vào thời đại nào cũng có. Bọn người này không phải là bọn trộm cắp lên làm quan, mà ngược lại, làm quan rồi mới sinh đạo tặc: No cơm ấm cật dâm dật mọi nơi. Nhiều người trước khi có quyền hành, rất thanh liêm, rất khiêm nhượng, rất lý tưởng. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ biến thành bạo quân, tham quan ô lại, đúng như quận tước Acton (Lord Acton) trong một lá thư gửi Giám mục Mandell Creighton, 1887, từng viết, “Tất cả mọi loại quyền hành đều dễ đưa con người đến phủ bại. Quyền hành tuyệt đối làm con người phủ bại hoàn toàn.”
    [14] Hiện tượng mãi dâm ở Việt Nam, có lẽ không hoàn toàn giống nạn mãi dâm ở các nước Âu Mỹ. Thống kê của các nhà nghiên cứu xã hội cho biết, tuyệt đại đa số nạn mãi dâm ở Việt nam là vì hoàn cảnh, hay bị lừa dối, chứ không phải tự ý, hay vì nhu cầu hay ý thích cá nhân — Ở Mỹ, đa số do nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hay vì bị xã hội lôi cuốn. Ở nước Ý, có khá nhiều gái mãi dâm tốt nghiệp đại học, lại có cả bằng tiến sỹ. Có người được bầu làm dân biểu. Tại Tph. ****, đa số các người hành nghề mãi dâm đến từ vùng nông thôn nghèo đói. Ngược lại, những người Nga hành nghề mãi dâm ở Nhật, Đài Loan đa số tốt nghiệp đại học, và là dân thành thị. Ta có thể nói, người Việt chấp nhận nhục nhã, hy sinh, với mục đích nuôi gia đình. Những năm đầu, họ thường dành dụm tiền bạc gửi về quê nuôi cha mẹ, giúp các em ăn học. Tương tự, hiện tượng làm thuê, công nhân nước ngoài cũng là do hoàn cảnh gia đình. Có khá nhiều phụ nữ đã hai ba con, vẫn phải gạt nước mắt đi ở đợ, lấy tiền gửi về phụng dưỡng cha mẹ, nuôi con, giúp chồng. Nhiều phụ nữ Việt lao động tại Đài Loan bị chủ, hay mô giới làm nhục, nhưng họ vẫn nhẫn nhục “ăn cực ăn khổ,” “ăn cay nuốt đắng” và tiếp tục công việc. Họ hy sinh chính mình cho gia đình họ nơi quê nhà.
    [15] Những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng như Số Đỏ, Làm Đĩ, vân vân, của Ngô Tất Tố như Tắt Đèn mục đích chính yếu nhắm chê cười cái xã hội thối nát bị thiểu số lũng đoạn. Bọn người này tượng trưng cho hiện tượng “ăn bẩn,” “ăn tham,” “ăn bám,” “ăn chơi,” “ăn trên ngồi chốc,” “ăn cháo đá bát,” “ăn bịp,” “ăn trộm,” “ăn chịu,” “ăn chung nằm chạ,” “ăn chực,” “ăn đòi,” “ăn đợ,” “ăn hôi,” “ăn quỵt,” “ăn vơ,” “ăn vét,” vân vân.
    [16] Trần Ngọc Thêm, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam (Tph ****: Đại Học Tổng Hợp Tph ****, 1995).
    [17] Xin tkh. Băng Sơn, “Chiếc Mâm” trong Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống, số 5 (03.1998). Tái in trong Xuân Huy, ctr. 130-133
    [18] Để diễn tả tính chất cộng thông này, người Việt có những từ như đồng niêu (đồng nồi). Trong văn hóa Hoa, Nhật ta không thấy chữ đồng niêu. Chỉ có những từ (cũng thấy nơi ngôn ngữ Việt) như đồng học, đồng hiệu, đồng hệ, đồng chí, đồng bào, đồng tộc, đồng nhân, đồng giống (chủng, loại) Tương tự, trong văn hóa Tây phương, họ cũng có những từ biểu tả hành vi tương thông như cộng sản (communism) đồng chí (comrade), cộng đoàn (community), cộng thông (communion), khu tập thể (condominium), vân vân. Nhưng tuyệt không thấy từ đồng niêu (nồi).
    [19] Băng Sơn, bđd., tr. 131.
    [20] Trần Ngọc Thêm, sđd trong Xuân Huy, tr. 39.
    [21] Độc gỉa có thể tham khảo cái nghiên cứu của các học gỉa Việt, đặc biệt Tiến sỹ Vũ Đình Trác, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giáo sư Trần Quốc Vượng Trong loạt bài đăng trên Hội Hữu (Tạp chí này ra được 4 số, Garden Grove, 1988-1991), Tiến sỹ họ Vũ đã kê khai một bảng về các chất liệu, tính âm hay dương của chúng, và chất liệu nào phù hợp với chất liệu nào để tạo thành âm dương hiệp nhất. Theo Vũ tiên sinh, lý thuyết ẩm thực này hoàn toàn phù hợp với đông y. Vũ Đình Trác, Một Trăm Cây Thuốc Vạn Linh (Garden Grove: Hội Hữu, 1986).
    [22] Trần Quốc Vượng tán đồng Tản Đà khi cho rằng, ăn uống mang 4 điều kiện: nơi ăn, người ăn, món ăn và thời điểm ăn. Chủ trương như vậy, họ nhận ra bản chất của ăn uống là tồn tại, vui thú. Ăn uống đồng thời cũng biểu tả tính chất cộng đồng xã hội và cá tính. Xin tkh. Trần Quốc Vượng, “Trò Truyện về Bếp Núc và Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam,” trong Văn Hoá Việt Nam Tìm Tòi và Suy Ngẫm, sđd. , tr. 383.
    [23] Hợp với nhau như: hành với thịt lợn, riềng cho thịt chó, lá chanh với thịt gà: “Con gà cục tác lá chanh / Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi / Con chó khóc đứng khóc ngồi / Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.” Không hợp: kinh giới không thể ăn với thịt gà, và thịt ba ba tuyệt đối không được nấu với rau dền.
    [24] Những món ăn ngon và dân gĩa nhất đều có mùi thơm tạo ra từ sự hòa hợp của nhiều vị. Thí dụ món mề gà, món lòng lợn, phao câu, hay dồi lợn, dồi chó, vân vân, vốn không có thơm tho gì. Nhưng qua cách nấu nướng, thêm gia vị, đặc biệt qua sự hòa hợp với chất liệu khác (thị chó với riềng, lá mơ), các món này trở lên rất thơm. Tương tự, mùi rất “thối” của trái sầu riêng (durian), nếu được thêm vào với rượu wishky hay cognac, sẽ biến thành một món ăn rất quyến rũ, độc đáo (theo Nguyễn Tuân)
    [25] Một món ăn thiếu tính chất hòa hợp sẽ khó nuốt, mùi vị “quái lạ.” Thế nên các đầu bếp Việt ai cũng biết: “thịt gà kinh giới, ba ba rau dền.”
    [26] Toan Ánh, sđd., ctr. 30-32.
    [27] Những loại mắm nổi tiếng phải kể đến “Mắm Nhum” (ở Quảng Trị), mắm Huế, rồi mắm cá thu (Nha Trang)
    [28] Đa số các vị sành ăn (Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Toan Anh) cho rằng phở vốn là sự cải biến từ bún Tầu gọi là “ngưu nhục phấn.” Riêng ông Nguyễn Đình Rao (chủ tịch Câu Lạc Bộ Ẩm Thực UNESCO Hà Nội) chủ trương cái nôi của phở tại Nam Định, do một nhóm công nhân Việt, Pháp phát minh để ăn thay thế bún hay cháo. Ông nói: “Phở là sự kết hợp giao thoa văn hóa với các thành phần bản địa, hương vị truyền thống kết hợp vớI thị hiếu châu Âu. Tất cả cho ra một món ăn mang tính chất toàn cầu.” Từ Yên Ba, “Phở như một Di Sản,”Heritage Fashion (Dec 2004 – Jan. 2005), tr. 98.
    [29] Yên Ba, Theo Yên Ba, bđd., tr. 98, khóa hội thảo “Di Sản Việt Nam: Phở” được tổ chức tại khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội (2002) đã chọn ra 80 hàng phở ở Hà NộI tiêu biểu nhất, và đánh dấu trên bản đồ, gọi là bản đồ phở.
    [30] Trần Văn Đoàn, Việt Triết Luận Tập I, sđd. chương 3.
    [31] Thí dụ các tập sách Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng (2001), Nhìn Lại Mình của Lê Văn Khôi (2003), Người Việt Xấu Xí của 15 tác giả (2003), và Những Thói Hư Tật Xấu của Người Việt Nam (2004) của Trần Quốc Vượng.
    [32] Chú ý. Cái nơi đây có nhiều nghĩa: cái là lớn (sông cái, đường cái), cái cũng có nghĩa là cưu mang, cái cũng có nghĩa là mẹ, là bố (bố cái đại vương), và cái cũng nói lên cách chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...