Báo Cáo Triết lý nhân sinh phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
    CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM

    BUDDHIST PHILOSOPHY STUDENTS AND
    STAFF AFFECT ITS SPIRITUAL LIFE PERSON TO VIETNAM

    SVTH: Phan Thị Thu Hiền
    Lớp 08 SGC, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư Phạm
    GVHD: ThS. GVC. Lê Đức Tâm
    Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh Tế

    TÓM TẮT

    Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, là một tôn giáo lớn trên thế giới với hệ thống giáo lý đồ sộ đã
    ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Phật giáo đã chỉ ra sự tồn tại của con người là đau khổ (Khổ
    đế), chỉ rõ nguyên nhân của đau khổ (Tập đế), đưa ra khả năng khắc phục sự đau khổ (Diệt đế) và
    đưa ra con đường thoát khỏi đau khổ (Đạo đế). Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ II-
    SCN, trải qua bốn giai đoạn chính, đó là: Đầu công nguyên đến thời Bắc thuộc, hình thành và phát
    triển; Thời nhà Lý, Trần phát triển cực thịnh; Thời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX chính thức suy thoái;
    Đầu thế kỷ XX đến nay, diễn ra phong trào phục hưng. Tuy phải thăng trầm cùng lịch sử dân tộc
    như vậy nhưng vai trò của Phật giáo vẫn không hề thay đổi mà ngày càng có những ảnh hưởng
    mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người dân nước ta. Biểu hiện trong đời sống chính trị và
    pháp luật; Trong văn học, ca dao dân ca; Trong quan niệm đạo lý, tư tưởng; Trong phong tục, tập
    quán, tín ngưỡng; Trong ý thức thẫm mỹ, nghệ thuật; Trong văn hóa kinh doanh; Nhất là trong
    xu thế mở cửa hội nhập ngày nay, bên cạnh sự phát triển của kinh tế-chính trị-xã hội là mặt trái với
    xu hướng suy thoái đạo đức nhân cách con người, chính những tư tưởng tích cực trong triết lý
    nhân sinh của Phật giáo sẽ góp phần điều chỉnh hành vi và nhân cách con người Việt Nam trong
    thời đại mới.
    ABSTRACT
    Buddhism was born in India, is a major world religion with a doctrine of massive system
    has affected the whole world. Buddhism has indicated the existence of human suffering (Dukkha
    soles), specify the cause of suffering (File base), given the ability to overcome suffering (imperial
    Diet) and offer a way out from suffering (sole director). Buddhism was introduced into Vietnam from
    the second-century AD, through four main stages, namely: Early Northern BC to the time of
    formation and development; the Ly, Tran its zenith; Buy Hau Le at the end of the nineteenth
    century official recession; early twentieth century until now, held a revival movement. The ups and
    downs with history to the nation but so is the role of Buddhism that does not change is the
    increasingly strong influence in the spiritual life of the people of our country. Expression in political
    life and law in literature, folk singer knife; the moral conception, thought; the customs, practices and
    beliefs, in the sense of aesthetic, artistic; In the chemical business trend . Especially in today's
    open integration, alongside the development of economic and socio-political trend is reverse the
    moral degradation of human dignity, the very thought positive philosophy of life in the Buddhist will
    contribute to adjust behavior and human dignity in modern Vietnam.
    1. MỞ ĐẦU
    Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới và
    đã tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý rất đồ sộ, được du nhập vào nước ta khoảng thế
    kỷ II - SCN từ Trung Quốc, Ấn Độ.
    Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua 4 giai đoạn: Từ đầu công nguyên đến hết thời
    kỳ Bắc thuộc, hình thành và phát triển rộng khắp; Thời nhà Lý - nhà Trần, phát triển cực
    thịnh; Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX, suy thoái; Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phục
    hưng.
    Trong thời kỳ đổi mới. Ngoài những thành tựu đã đạt được về mặt kinh tế - văn hóa
    - xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nó đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực gây ra
    những ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nghiên
    cứu về triết lý nhân sinh Phật giáo cùng với quá trình du nhập, tồn tại, phát triển của nó tại
    Việt Nam sẽ làm nổi bật được những ảnh hưởng đến đời sống tinh thần nói người dân nước
    ta.
    Với ý nghĩa thiết thực như trên nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình
    là: “Triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người Việt
    Nam”.
    Phần nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có hai chương, bốn tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...