Tiểu Luận triết lý nhân sinh Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với lối sống của người Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Trung Quốc là một nước lớn, có lịch sử văn hóa lâu đời và ảnh hưởng sâu, rộng trên thế giới. Nền văn hoá Trung Hoa cổ đại là chiếc nôi của nền văn minh phương Đông, nó hàm chứa bao giá trị tinh thần bí ẩn, độc đáo và hữu ích. Những giá trị tiềm tàng ấy đã, đang và sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hoá không những ở nước ta mà còn trên phạm vi cả thế giới. Ngày nay, đã có nhiều cuộc Hội thảo bàn về triết lý nhân sinh Nho giáo và ảnh hưởng của nó được tổ chức nhiều ở các nước, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Việt Nam . Các ấn phẩm về triết lý nhân sinh Nho giáo Trung Hoa cổ đại được dịch và phát hành rộng rãi ở nhiều quốc gia, như: Anh, Pháp, Nga, Mỹ . Tựu trung lại, mục tiêu của việc này là nhằm nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan hơn vai trò của triết lý nhân sinh Nho giáo trong các học thuyết triết học Trung Hoa cổ đại với quá trình phát triển nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có những diễn biến thuận, nghịch vô cùng phức tạp trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trước những vấn đề lối sống, đạo đức đang diễn ra phức tạp trong xã hội ta hiện nay lại đặt ra câu hỏi, phải chăng chúng ta có một thời kỳ quá coi nhẹ những giá trị nhân sinh truyền thống; đã gạt bỏ đi nhiều những nhân tố tốt đẹp mà nếu biết sáng tạo và phát huy đã có thể góp phần củng cố cuộc sống gia đình, hoàn thiện các quan hệ xã hội, phát huy sức mạnh cộng đồng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lâu đời và sâu sắc của nền văn hoá Trung Hoa cổ đại. Đặc biệt là tư tưởng nhân sinh Nho giáo đã được những nhà lãnh đạo, quản lý sử dụng như là tư tưởng chủ đạo trong kiến trúc thượng tầng xã hội suốt thời kỳ phong kiến và cho đến hôm nay, nó vẫn còn tồn tại hiện hữu và tiếp tục tác động trên mọi mặt của đời sống xã hội. Ngày nay, chúng ta tìm hiểu những tư tưởng nhân sinh Nho giáo không phải chỉ để thấy được sự vĩ đại của những triết gia mà mục đích thiết thực hơn là để coi trọng giáo dục đạo lý làm người trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
    Nghiên cứu lịch sử tư tưởng - văn hoá Việt Nam người ta thường nói đến sự du nhập và vai trò của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong lịch sử tư tưởng, văn hoá của dân tộc. Nhưng về cội nguồn của sự gắn bó, giao thoa, ảnh hưởng của ba đạo mới chỉ là những nhận định, nghiên cứu mang tính chất tổng quan. Vì vậy, nghiên cứu triết lý nhân sinh Nho giáo Trung Hoa cổ đại để tiếp tục làm rõ những nhận định này sẽ giúp cho chúng ta có hướng tiếp thu, kế thừa, phát huy văn hoá truyền thống một cách đúng đắn hơn.
    Trong xu thế hội nhập quốc tế, các phạm trù: trung, hiếu, đức, nhân, tâm, lợi . đã xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, trên nhiều lĩnh vực nhưng nội hàm những giá trị và sự tiếp biến của nó còn ít người hiểu một cách tường tận và sâu sắc. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần đánh giá đúng giá trị tiềm ẩn trong kho tàng văn hoá truyền thống, góp phần vào xây dựng lối sống, nếp sống mới mang đậm đà bản sắc dân tộc. Cho nên, tôi chọn vấn đề triết lý nhân sinh Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với lối sống của người Việt Nam làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trung Quốc là quê hương của những tư tưởng đặc sắc, uyên thâm và bí ẩn mà cho đến nay, nhân loại vẫn đầy ngưỡng mộ và khâm phục. Vì vậy, vấn đề tư tưởng - văn hóa Trung Hoa cổ đại nói chung, triết lý nhân sinh Nho giáo nói riêng đã thu hút nhiều sự tranh luận, quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả.
    Trên thế giới một số nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng vẫn đạt được một số kết quả khả quan về ổn định xã hội và phát triển kinh tế do biết phát huy những mặt tích cực của Nho giáo, từ công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu về Nho giáo ở Việt Nam, nêu ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục Và đặc biệt những vấn đề của Nho giáo được đem ra bàn luận, như: Vì sao Nho giáo lại có sức sống dai dẳng hàng ngàn năm ở các nước Phương Đông; Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội hay là học thuyết về đạo đức, nhân sinh; Về trung - hiếu - lễ và ảnh hưởng của nó đối với lối sống như thế nào Liên quan đến lĩnh vực này có các công trình của những tác giả:
    Cuốn: Triết lý nhân sinh của Lê Kiến Cầu. Tác giả đã trình bày một cách logic, khoa học, phân tích khá cụ thể các vấn đề nhân sinh, ý nghĩa nhân sinh trên các bình diện khác nhau, như ý nghĩa nhân sinh, vấn đề nhân sinh và nhân sinh quan, qua đó giúp cho độc giả có thể rút ra những suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề của bản thân một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả đề cập vấn đề nhân sinh qua các câu hỏi nhỏ rồi tự trả lời các câu hỏi đó dưới dạng thảo luận vấn đề.
    Cuốn: Nho giáo, ảnh hưởng của nó - vấn đề của ngày xưa và ngày nay ở nước ta của cố Phó Giáo sư Trần Đình Hượu. Trong đó tác giả đã hệ thống hoá quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo một cách khái quát, phân tích những giá trị truyền thống ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, chỉ ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo. Từ đó đưa ra những nhận định đối với sự tồn tại của Nho giáo trong trong lịch sử.
    Cuốn: Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam của Đào Duy Anh. Đây là công trình nghiên cứu công phu, trong đó tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo trên bình diện chính trị, văn hoá, xã hội . và từ đó đưa ra nhận định riêng về ảnh hưởng của những giá trị Nho giáo đối với văn hóa nước ta.
    Cuốn: Bàn về Nho giáo của Nguyễn Khắc Viện, trong đó tác giả đã nêu những mặt tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo; Bàn về những điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo, đánh giá cao đạo làm người và vấn đề đối nhân xử thế của Nho giáo.
    Ngoài ra còn phải kể đến: Nguyễn Đăng Duy với Nho giáo với văn hóa Việt Nam; Vũ Khiêu với Nho giáo và đạo đức, Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam; Nguyễn Tài Thư với Nho học và Nho học ở Việt Nam vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ; Nguyễn Hùng Hậu với triết lý trong văn hóa phương Đông; Vũ Khiêu với Nho giáo và gia đình; Quang Đạm với Nho giáo xưa và nay; Hà Thúc Minh với Đạo Nho và văn hóa Phương Đông; Trần Thị Hồng Thúy với Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt nam truyền thống.
    Bên cạnh việc phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo, nhiều tác giả còn đặt ra vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị tích cực, khắc phục tiêu cực, góp phần xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay.
    Bài viết của Tiến sĩ Cung Thị Ngọc (1997) "Vấn đề nhận thức trong triết lý nhân sinh của Trang Tử" Tạp chí Triết học, số 11; "Một vài nét về triết lý nhân sinh của Trang Tử trong văn hoá phương Đông" Tạp chí Triết học, số 5 (2001). Trong hai công trình trên tác giả đã phân tích, đánh giá về bản chất, đạo đức, vai trò của con người trong xã hội, vũ trụ, qua đó chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt giữa triết lý nhân sinh của Trang Tử với hệ thống triết học đương thời nói riêng và phương Đông nói chung một cách khái quát.
    Đề tài khoa học cấp Phân viện (2002): "Ảnh hưởng của Nho giáo đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay" do Tiến sĩ Vũ Trọng Dung làm chủ nhiệm, trong đó tác giả đã làm rõ những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và sự tiếp biến tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam. Tác giả cũng đã chứng minh những nhận định về ảnh hưởng của Nho giáo đối với nước ta trong quá khứ và hiện tại. Từ đó đưa ra một hệ thống các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc xây dựng con người mới, văn hoá mới trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...