Luận Văn Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A – PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tên đề tài
    Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập
    2. Lý do chọn đề tài
    Quản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, không chỉ được nhìn nhận
    từ những góc độ của khoa học, mà cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa.
    Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước
    hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục
    tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Quan hệ kinh tế và văn hóa là quan hệ
    biện chứng, không thể nói cái nào quyết định cái nào. Kinh tế là một nền tảng của
    xã hội: Nền tảng kinh tế. Văn hóa là một nền tảng của xã hội: Nền tảng văn hóa.
    Nói một cách khác, kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và
    phát triển của một dân tộc, một quốc gia.
    Sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường là quy luật của kinh tế, tác động trực
    tiếp và gián tiếp đến toàn bộ hoạt động của xã hội. Văn hóa không đứng ngoài tác
    động đó. Nhưng văn hóa có đặc điểm và quy luật riêng của nó. Không thể loại trừ
    hoạt động kinh tế trong văn hóa, cũng không thể loại trừ hoạt động văn hóa trong
    kinh tế. Sự tác động qua lại và đồng thời là đúng quy luật khách quan.
    1
    Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi
    nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Trong
    kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát
    triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như
    thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề văn hóa
    kinh doanh.
    Và trong các yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh, ta không thể không
    nhắc đến triết lý kinh doanh. Một hệ thống các giá trị cốt lõi có vai trò như kim chỉ
    nam định hướng các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nằm trong một hệ thống tạo
    nên văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh giữ vị trí đầu tiên và cũng là vị trí quan
    trọng quyết định giá trị của tổ chức. Nó quy chiếu trong mình những giá trị mang
    tính chiến lược trong hoạt động của doanh nghiệp mà qua quá trình thực hiện theo
    hệ triết lý này, cả khách hàng – đối tác và những cá nhân trong tổ chức sẽ nhận
    thức ra những “đặc sắc”, “độc đáo” và điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Như trên nhóm đã trình bày, càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn
    hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày
    càng được thể hiện rõ nét và tạo thành các lĩnh vực văn hóa đặc thù như văn hóa
    chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa gia đình và văn hóa kinh doanh. Kinh doanh
    là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường.
    Tuy nhiên, khi xã hội chúng ta phát triển đến một mức nào đó, những điều còn lại
    sau đồng tiền, sau lợi nhuận, sau những cạnh tranh, bon chen trên trường kinh tế
    sẽ là những giá trị nhân bản thuộc về con người. Tất cả những giá trị ấy quy tụ
    trong văn hóa kinh doanh. Tìm hiểu về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn
    Triết lý kinh doanh như một nhân tố quan trọng tạo nên văn hóa kinh doanh xưa và
    2
    nay. Nhìn nhận một cách khách quan chúng ta có thể thấy triết lý kinh doanh chính
    là nền tảng chi phối đến các hoạt động của doanh nghiệp . Ở Việt Nam, kể từ sau
    những quyết định mở cửa nền kinh tế tiến hành từ Đại hội VI, hoạt động kinh
    doanh trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, tuy nhiên thực tế cho thấy – ta gặp phải
    không ít khó khăn trong quá trình xác định mục tiêu, sứ mệnh của mình. Vì thế cần
    học tập kinh nghiệm xây dựng triết lý kinh doanh và kinh nghiệm khai thác vai trò
    triết lý kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp để nhanh chóng rút ngắn khoảng
    cách giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài. Bài tiểu
    luận này của Nhóm xin phép được trình bày về quá trình phát triển của Triết lý
    kinh doanh, đồng thời chú trọng phân tích vai trò của triết lý kinh doanh trong giai
    đoạn hiện tại nhằm làm nổi bật nên giá trị của yếu tố này trong mỗi tổ chức vào
    mỗi thời kỳ.
    4. Câu hỏi nghiên cứu
    Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập như thế
    nào ?
    5. Giả thuyết nghiên cứu
    Mỗi một khu vực kinh tế khác nhau thì có triết lý kinh doanh khác nhau.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần lời mở đầu đi kèm, đề tài gồm 3 chương
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Triết lý kinh doanh
    Chương 2: Triết lý kinh doanh Việt Nam thời kỳ hội nhập
    Chương 3: Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
    Nam thời kỳ hội nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...