Triết lý giáo dục Việt Nam

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2011-37-05NV (Đề tài Cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Phạm Minh Hạc
    Các thành viên tham gia: PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ; GS.TS. Phan Văn Kha; PGS.TS. Trần Kiều; GS.TSKH. Thái Duy Tuyên; ThS. Nguyễn Đăng Tùng.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: tháng 1/2011 – 6/2012

    2. Tính cấp thiết

    Bước vào thập kỷ thứ 2 thế kỷ XXI, GD&ĐT là một trong 3 khâu đột phá phát triển đất nước, bắt đầu triển khai Chiến lược GD&ĐT 2011-2020 theo Cương lĩnh (2011) của Đảng, Nghị quyết của Đại hội XI, theo quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, rất cần nghiên cứu một cách khá toàn diện, hệ thống vấn đề “Triết lý giáo dục Việt nam”, đúc kết thành một tài liệu có thể phổ biến rộng rãi trong toàn ngành, góp phần tạo sự thống nhất cao về tư tưởng, quan điểm, nguyên lý giáo dục, từ đó góp phần thúc đẩy đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động dạy – học trong từng giờ học, lớp học, trường học và hoạt động ngoài nhà trường, cũng như toàn ngành và cả xã hội.

    Trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy năm gần đây nói nhiều đến triết lý giáo dục (TLGD) VN, có thể gom lại thành ba loại ý kiến:

    - Lâu nay (ý nói nền giáo dục cách mạng) không có TLGD;
    - Có TLGD, nhưng là triết lý sai lầm;
    - Một vài (rất ít) đề xuất TLGD cho thời nay, có khi chỉ trong một bài rất ngắn gọn, ví dụ, đề xuất: giáo dục “con người tự do”, giáo dục “thực học, thực nghiệp”

    Những ý kiến này có tác động nhất định đến suy nghĩ của một số người, trong đó có phụ huynh học sinh, sinh viên, phần nào tạo tâm lý không tin tưởng vào nhà trường hiện nay, thậm chí có người còn hoang mang nơi này nơi kia có tình hình mất ổn định. Do vậy nghiên cứu về TLGD Việt Nam là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    - Điểm lại làm sáng tỏ triết lý giáo dục Việt Nam, nhất là từ 1945 đến Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Góp phần cập nhật, đề xuất phát triển triết lý giáo dục Việt Nam thời 'kinh tế thị trường định hướng XHCN', CNH, HĐH, hội nhập quốc tế.
    - Góp phần khắc phục các hiểu lầm, thậm chí từ chỗ phủ nhận triết lý giáo dục
    Việt Nam đi đến phủ định sạch trơn thành tựu giáo dục 65 năm qua.
    - Cung cấp tài liệu có thể phổ biến trong toàn ngành cũng như trong xã hội các
    tư tưởng chính thống chỉ đạo chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo chủ trương
    'đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục' làm khâu đột phá thứ hai trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của nước ta (Văn kiện Đại hội XI).

    4. Nội dung nghiên cứu

    Về lí luận: làm rõ nội hàm các khái niệm về triết học; triết lý; triết lý giáo dục; TLGD Việt Nam.
    - Nghiên cứu tổng quan và các quan điểm triết lý giáo dục trong lịch sử: Triết lý giáo dục của Khổng Tử; Triết lý giáo dục của Socrates, Plato, Aristotle; Triết lý giáo dục thời Phục Hưng; Triết lý giáo dục của Rousseau; Triết lý giáo dục của Các Mác; Triết lý giáo dục của Deway; Triết lý giáo dục của một vài nước châu Âu; Triết lý giáo dục Mỹ; Triết lý giáo dục của một số nước châu Á.
    - Nghiên cứu cơ sở tâm lý học của triết lý giáo dục: Tâm lý học và Triết lý giáo dục.
    - Tổng quan triết lý giáo dục Việt Nam: Triết lý giáo dục Viêt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh); Triết lý giáo dục dân chủ nhân dân; Triết lý giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc; Triết lý giáo dục Việt Nam: 10 tư tưởng chỉ đạo; Triết lý giáo dục Việt Nam thập kỷ cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI; Đại hội XI và Triết lý giáo dục Việt.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Để có tài liệu tương đối phong phú, nhìn từ nhiều phía, mang tính thuyết phục, cần giới thiệu vấn đề theo cách, tạm gọi, là “cổ kim, đông tây”, kinh nghiệm nước ngoài (các nước đi trước ta gặt hái nhiều thành công), trong nước ta: xưa và nay (góp phần khắc phục luồng tư tưởng “hoài cổ”, cũng như “bài cổ” ), đặc biệt triết lý giáo dục Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam để có được những thành tựu giáo dục mà mọi người có lương tri đều thừa nhận.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Cách tiếp cận: Hệ thống; Phức hợp; Lịch sử; Logic
    - Phương pháp nghiên cứu: Lý luận (tổng quan, so sánh, phân tích, tổng hợp – đúc rút kinh nghiệm, kết luận .); Hội thảo; Chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Đặt vấn đề
    1.1. Thuật ngữ “triết lý”
    1.2. Định nghĩa triết lý giáo dục
    1.3. Triết học giáo dục
    1.4. “Triết lý giáo dục Việt Nam”: có hay không?

    Chương 2: Triết lý giáo dục thế giới
    2.1. Triết lý giáo dục của Khổng Tử (551 – 479 TCN)
    2.2. Triết lý giáo dục của Sôcơrat
    2.3. Triết lý giáo dục của Pơlatông (Pơlatôn – Polaton)
    2.4. Triết lý giáo dục của Aristôt
    2.5. Triết lý giáo dục thời Phục Hưng – Giáo dục nhân văn
    2.6. Triết lý giáo dục Rutsô (1712 – 1778)
    2.7. Triết lý giáo dục Các Mác (1212 – 1883)
    2.8. Triết lý giáo dục Điuây (1859 – 1952)
    2.9. Triết lý giáo dục Anhstanh (1879 - 1955)
    2.10. Triết lý giáo dục đầu thế kỷ XXI của tổ chức quốc tế, một vài nước và khu vực trên thế giới
    2.11. Các dòng triết lý giáo dục

    Chương 3: Triết lý giáo dục Việt Nam
    3.1. Triết lý giáo dục phong kiến: Từ chương – Khoa cử - Quan trường
    3.2. Triết lý giáo dục nhân dân
    3.3. Triết lý giáo dục yêu nước
    3.4. Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh: Triết lý giáo dục cách mạng
    3.5. Triết lý giáo dục sau Cách mạng Tháng Tám 1945
    3.6. Triết lý giáo dục thời đổi mới (từ 1986)
    3.7. Triết lý giáo dục “Giá trị bản thân”

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Qua nghiên cứu đề tài đã công bố các sản phẩm chính như: Sách tham khảo “Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam”; Sách chuyên khảo “Triết lý giáo dục Thế giới và Việt Nam”, ngoài ra còn tổ chức các hội thảo trong khuôn khổ đề tài có thể giúp dư luận tham khảo nội dung vấn đề triết lý giáo dục, từ đó có thể đi đến nhận thức khách quan (đúng đắn) về TLGD Việt Nam và góp phần đóng góp (dưới các góc độ, vị trí khác nhau) vào sự nghiệp giáo dục nói chung.

    Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng là công trình mở đầu ở nước ta, đi vào nghiên cứu một cách hệ thống, nhiều khía cạnh, vừa theo phương pháp lịch sử vừa theo phương pháp lôgic, kết hợp lý luận và thực tiễn, “ôn cố tri tân”, sẽ mang lại những nhận thức mới mẻ về TLGD Việt Nam xưa và nay.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết quả nghiên cứu của nhóm đề tài một lần nữa khẳng định lại các luận điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục – đào tạo trong thập kỷ này như tại Đại hội XI đã quyết định:

    - Đường lối: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
    - Sứ mệnh: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
    - Chính sách đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, v.v.

    Đến đây có thể coi là triết lý giáo dục của nước ta đi vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế: “Để xứng đáng là dân tộc thông thái, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, xây dựng nền giáo dục nhân văn và công nghệ, thực học, thực nghiệp, giúp mỗi người học hình thành, phát triển, phát huy giá trị bản thân, nhân cách đượm tính nhân văn và năng lực, thành người, làm người và ở đời, có tay nghề và lương tâm nghề, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

    Thành người, làm người và ở đời là ba quá trình biểu hiện giá trị bản thân, liên quan, đan chéo nhau, hỗ trợ nhau, thực hiện được “quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc” cùng với “quyền tự do và quyền bình đẳng”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói mở đầu Tuyên ngôn độc lập 02/9/1945.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...