Tiểu Luận Triết lí hành động trong Faust của Goethe

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục. 2
    1. Hoàn cảnh xã hội Đức thế kỉ XVIII và phong trào Khai sáng ở Đức. 3
    2. Giới thiệu Goethe. 3
    2.1. Tiểu sử. 3
    2.2. Sự nghiệp. 4
    3. Tóm tắt “Fauxt”. 4
    4. Triết lí hành động trong “Faust” của Goethe. 5
    4.1. Nhân vật Faust – sự trăn trở cả đời của Goethe. 5
    4.2. Triết lí “Khởi thủy là hành động”. 6
    4.3. “Faust” thể hiện lòng tin hi vọng con người 10
    Tài liệu tham khảo. 11

    4. Triết lí hành động trong “Faust” của Goethe4.1. Nhân vật Faust – sự trăn trở cả đời của GoetheGoethe viết “Faust” xoay quanh cuộc đời nhân vật tiến sĩ Fauxt – một con người tiêu biểu cho những yếu tố tích cực, tiến bộ, một con người đầy lí trí. Sự hình thành của hình tượng Faust chỉ có thể có được khi con người có ý thức về cá nhân mình và bắt đầu suy nghĩ về vị trí của bản thân trong xã hội. Hiện tượng đó bắt đầu từ thời đại Phục hưng , khi chủ nghĩa nhân văn ra đời trên cơ sở xã hội tiền tư bản chống lại thế giới quan Trung cổ thần bí và kinh viện. Hình tượng Faust xuất hiện trong thời đại đó và cũng là thời đại của những “ người khổng lồ về tư duy, về nhiệt tình và tính cách, về tính đa dạng và học vấn” ( Anghen). H.Haino nhận xét từ Faust ông nhận thấy “cuộc đấu tranh mới mẻ giữa tôn giáo và khoa học, giữa chuyên chế và lí trí, giữa tín ngưỡng và tư duy, giữa trai giới và lòng ham hưởng thụ”. Faust mang tầm vóc bao trùm lớn về mặt tư tưởng, bởi vậy hình tượng Faust mang giá trị ngay ở thời đại chúng ta .
     

    Các file đính kèm: