Tiểu Luận Triết học và vấn đề phát huy vai trò nhân tố con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ðẦU


    Từ thời xa xưa đến nay con người luôn là trung tâm nghiên cứu của các khoa học nói chung và của Triết học nói riêng. Vấn đề con người là vấn đề hết sức phức tạp mà các khoa học nghiên cứu thì chỉ nghiên cứu một phần nào của con người mà không thể nghiên cứu hết tất cả các cơ quan, các bộ phận, không nghiên cứu được bản chất của con người. Chỉ có Triết học nói chung, đặc biệt là Triết học Mác – LêNin mới có sự nghiên cứu con người trong một thể thống nhất không tách rời các bộ phận, nghiên cứu con người trong một chỉnh thể từ đó đi truy tìm bản chất của con người và có những định hướng giải phóng con người.


    Trong xã hội hiện nay thì yếu tố con người là yếu tố cơ bản không thể thiếu để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển đất nước và phát triển cả thế giới. Con người là tiềm năng là và sức mạnh trí tuệ, tinh thần, đạo đức là nhân tố quyết định và là vốn quý nhất để xây dựng đất nước giàu mạnh.


    Do đó việc nghiên cứu để áp dụng quan điểm Triết học về con người vào việc định hướng giải phóng con người hiện nay ở nước ta hiện nay là vấn đề quan trọng, không thể thiếu vì đó là cơ sở, là động lực để phát triển đất nước. Đó cũng là những lý do mà người nghiên cứu chọn chủ đề Triết học và vấn đề phát huy vai trò nhân tố con người ở Việt nam trong giai đọan hiện nay làm tiểu luận nghiên cứu cho mình.


    Mục đích của đề tài là đưa ra những định hướng nhằm giải phóng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục đích trên người nghiên cứu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm thu thập, phân tích để đưa ra cơ sở lý luận của Triết học trước Mác và Triết học Mác-LêNin làm nền tảng từ đó mới đi vào tìm hiểu, phân tích con người Việt Nam trong quá khứ và nêu lên những định hướng giải phóng con người trong hiện tại.


    Tiểu luận này gồm các nội dung chính sau:


    Chương 1: Quan điểm về con người trong triết học trước Mác – tác giả đề cập đến quan điểm Triết học phương Đông và Triết học phương Tây trước Mác


    Chương 2: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người – đề cập đến quan điểm về con người và bản chất của con người của Triết học Mác.


    Chương 3: Phát huy vai trò nhân tố con người ở việt nam trong giai đọan hiện nay – tác giả đã nêu lên một số đặc điểm của người Việt Nam trong chiến tranh rồi từ đó mới định hướng giải phòng con người.






    Chương 1


    QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC
    1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông1


    Có thể nói rằng lich sử khoa học nói chung, của triết học nói riêng là lịch sử nghiên cứu về con người. Tuy nhiên, mỗi khoa học có cách tiếp cận vấn đề con người theo phương pháp riêng, phù hợp với đặc điểm đối tượng của mình. Các khoa học khác khi nghiên cứu con người thì nghiên cứu trực tiếp vào một bộ phận nào của con người, còn triết học Mác nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống. Do vậy, quan hệ giữa triết học với các khoa học khoa học khác là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.


    Từ thời cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải bản chất con người, quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.


    Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc. Đời sống của con người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Vì vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng đến trạng thái Niết bàn, nơi tinh thần của con người được giải thoát để trở thành
    bất diệt.


    Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy đến cùng con người trong quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất của con người, hướng con người đến thế giới thần linh. Trong tiết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Khổng tử cho rằng bản chất con người do thiên mệnh chi phối quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy phải qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Củng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo
    đức để dẫn dắt con người hướng đến các giá trị đạo đức tốt đẹp.








    1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình triết học Mác – LêNin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.462-464.






    Triết học Tuân tử cho rằng, bản chất con người sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được.


    Trong Tiết học phương Đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và người có thể hoà hợp với nhau. Đổng Trọng Thư một người thừa kế Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm trời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau. Nhìn chung, đây là quan điểm duy tâm. Quy cuộc đời con người vào vai trò quyết định của “thiên mệnh”.


    Lão tử, người mở đầu cho trường phái Đạo gia cho rằng người sinh ra từ “Đạo”. Do đó con người cần phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phát không hành động một cách gỉa tạo, gò ép, trái với tự nhiên. Quan niệm này biểu hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của Triết học Đạo gia.


    Có thể nói rằng, có nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú , thiên về con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.


    1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác 1


    Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về con người:


    Các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo, nhận thức về vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Trong Kitô giáo, con người là kẻ có thể xác. Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại mãi mãi. Linh hồn là giá trị cao nhất trong con người. Vì vậy, phải thường xuyên chăm sóc linh hồn để hướng tới thiên đường vĩnh cửu.


    Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Prôtago, một nhà nguy biện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”. Quan điểm của Arixtốt về con người, theo ông, chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật làm cho con người nổi bậc lên, con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ. Khi đề cao nhà nước, ông xem con người là “một động vật chính trị”.
    Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...