Tài liệu Triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại.

    1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

    Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III tr. CN kéo dài tới tận thế kỷ III tr. CN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Trong hơn 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn: Thời kỳ từ thế kỷ IX tr. CN trở về trước và thời kỳ từ thế kỷ VIII tr. CN đến cuối thế kỷ III tr. CN.


    1.1.1. Thời kỳ thứ nhất: Có các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu. Theo các văn bản cổ, nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ XXI tr. CN, đánh dấu sự mở dầu cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa. Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII tr. CN, người đứng đầu bộ tộc Thương là Thành Thang đã lật đổ nhà Hạ, lập ra nhà Thương, đóng đô ở đất Bạc( Hà Nam hiện nay). Đến thế kỷ XVI tr. CN, Bàn Canh rời đô về đất Ân nên nhà Thương còn gọi là nhà Ân. Vào khoảng thế kỷ XI tr. CN, Chu Vũ Vương đã giết vua Trụ nhà Ân lập ra nhà Chu ( giai đoạn đầu là Tây Chu), đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Nhà Chu đã thực hiện quốc hữu hóa về tư liệu sản xuất (gồm ruộng đất và sức lao động) rất nghiêm ngặt, tất cả đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu . Đồng thời, thành lập những đô thị lớn tạo nên sự đối lập rất lớn giữa thành thị và nông thôn.


    Trong thời kỳ này, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần. Những tư tưởng triết học đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệ thống. Nó đã gắn chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị - xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý. Lúc này cũng đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những tư tưởng vô thần tiến bộ.


    Về khoa học, họ đã phát minh ra chữ viết và dựa vào sự quan sát vận hành của mặt trăng, các vì sao, tính chất chu kỳ của nước sông và quy luật sinh trưởng của cây trồng mà họ đã biết làm ra lịch (Âm lịch)


    1.1.2. Thời kỳ thứ hai: là thời kỳ Đông Chu (còn gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc), thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Sự phát triển của sức sản xuất đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội. Nếu dưới thời Tây Chu, đất đai thuộc sở hữu của nhà vua thì nay thuộc về tầng lớp địa chủ mới lên và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành.Từ đó, sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện. Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu, hình thành chế độ phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      25.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...