Sách Triết học thiền và võ đạo

Thảo luận trong 'Sách Triết Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THIỀN VÀ VÕ ĐẠO
    Thiền và võ đạo
    Tác giả: Ngô Ánh Tuyết - Vương Long
    Nhà xuất bản: THUẬN HÓA HUẾ - 1977
    Lời Dẫn Nhập
    Trời có lẽ đã khuya, trăng soi chênh chếch xuống hiên và dồn ánh sáng về một góc như để rót vào luống kiếm đang lấp lánh uốn lượng trong khoảng không thinh lặng. Người múa kiếm như trôi theo kiếm, hoặc nói đúng hơn, người và kiếm cùng trôi.
    Tôi ngồi dưới gốc dừa sát hiên, lặng lẽ nhìn giữa hương thơm ngát chẳng biết tự nhiên mà có hay do trăng, do kiếm và người gợi lên. Tôi cảm thấy mình dịu nhẹ và như tan loãng ra, hòa vào ánh trăng chảy tới góc kia.
    Chợt từ luống kiếm phụt ra một tia sáng xoẹt tới phía tôi. Tôi chưa kịp phản ứng thì đã nghe tiếng cười ha hả của anh bạn. Vâng, người múa kiếm là bạn rất thân. Tôi hoàn hồn nhìn kỹ thì kinh ngạc xiết bao, mũi thanh kiếm nơi tay anh đăng cắm vào một trái dừa khô. Trái dừa sáp rơi trúng đầu tôi thì mũi kiếm kịp thời ngăn lại. Tôi cẩn thận rút trái dừa ra đặt lên bàn và thầm nghĩ chắc nó cũng mải mê xem đến nỗi buông rơi mà không hay biết.
    Anh bạn tôi là võ sư từng nổi tiếng một thời nay lui về ẩn dật. anh nghiên cứu Thiền Học cũng như dịch lý khá kỹ và sáng tác ra những thế võ mang tính "Đạo", cốt nâng cao sức khỏe thân tâm hơn là biểu diễn và chiến đấu (tuy trông rất đẹp mắt và gồm đủ cương nhu) . Trong phòng tập của anh, ở bàn thờ Tổ có đặt một chữ "nhân" tức "người', trên gác hai thanh kiếm tượng trưng Âm Dương, và nhìn toàn bộ là chữ "thiên" tức "trời". Người thấu suốt lẽ tự nhiên, thống hợp mọi đối đãi tức là Trời, là Phật.
    Thật ra, xét về lịch sử, hầu hết các môn võ Á Đông đều được cho là bắt nguồn từ chùa Thiếu Lâm ở núi Trung Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, và như vậy là có dính dáng đến Thiền, bởi vì chùa Thiếu Lâm không những được xưng tụng là "ngôi sao Bắc đẩu" của võ lâm, mà còn là nơi khai sáng dòng Thiền Trung Quốc với Ngài Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ; và cho đến nay việc tu hành của các sư tăng ở đây vẫn bao gồm tập Thiền kết hợp với võ.
    Tuy nhiên, nơi mà võ thuật chịu ảnh hưởng sâu đậm của Thiền phải nóí đến Nhật Bản. Theo sử liệu thì khi Thiền được Đại Sư Eisel (1141-1251) đưa vào Nhật Bản, giới võ sĩ- người Nhật gọi là "samurai" tức "hiệp sĩ" - liền thu dụng ngay. Lý do rõ nét nhất là vào thời buổi chinh chiến liên miên giữa các lãnh chúa tranh giành ưu thế chính trị và quyền lực, chủ trương của Thiền được xem là động lực giúp chấn chỉnh tinh thần và lòng can đảm của các chiến binh.
    Thiền tuy là một tông phái của Phật Giáo, nhưng không ấn định những giáo điều khe khắc mà chỉ vạch ra một con đường quyết tiến, xông thẳng tới, không sợ hãi, không biện luận, không so đo tính toán. Đó là một phương pháp phát triển trực giác, luyện ý chí, tạo dũng khí, biết quên mình, xem thường chuyện sống chết. Những đức tính này rất phù hợp với yêu cầu của người võ sĩ lâm trận: phải phán đoán nhanh theo linh tính và hành động chớp nhoáng theo phản xạ, chỉ cần phân tâm một giây hoặc lưỡng lực trong tích tắc là thất bại ngay. Đồng thời, cách hành Thiền với kỹ thuật căn bản là "tọa Thiền" (ngồi Thiền) cũng giúp tăng cường nội lực (nên nhiều người cho đó là một cách luyện khí công).


    Mục Lục
    Lời Dẫn Nhập. (Ngô Ánh Tuyết).
    Lời Giới Thiệu Của Thiền Sư D. T. Suzuki.
    Đường Vào Cõi Thiền. (E. Herrigel).
    PHẦN I: Võ Đạo Phương Đông
    PHẦN II: Lần Theo Dấu Thiền
    1. Thiền Và Những Phương Pháp Định Tâm Cổ Điển.
    2. Thiền Và Thần Bí Học Âu Tây.
    3. Thiền Trong Mắt Người Phương Tây.
    4. Tu Tập Trong Thiền Viện.
    5. Tập Thở.
    6. Công Án:
    7. Chứng Ngộ.
    8. Lại Thiền Quán Công Án.
    9. Làm Thế Nào Vị Thầy Thấy Được Đệ Tử Đã Ngộ Hay Chưa?.
    10. Nghệ Thuật Diễn Xuất Của Người Nhật.
    11. Chuyển Biến Của Đệ Tử Khi Chứng Ngộ.
    12. Vẽ Thiền.
    13. Giác Ngộ Trong Thơ Ca.
    14. Suy Luận Dựa Vào Sự Ngộ.
    15. Vai Trò Của Tư Tưởng Trong Thiền.
    16. Thiền Trong Đời Sống Thực Tế.
    17. Các Tu Sĩ Thiền Tông.
    18. Trung Tâm Của Sự Sống.
    19. Sự Sa Đọa Và Sự Hoàn Thiện Của Con Người.
    20. Những Giai Đoạn Cao Hơn Của Thiền Định.
    21. Giác Ngộ, Tái Sinh, Phật Tánh.
    22. Giao Cảm Với Bản Thể Tròn Đầy.
    23. Nghệ Thuật Cảm Thương.
    Chú Thích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...