Tiểu Luận Triết học: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu

    Chương I: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội những khía cạnh lý thuyết

    I. Tăng trưởng và công bằng: khái niệm, thước đo

    II. Các quan điểm về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và Công bằng xã hội


    1. Tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng

    2. Ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng

    3. Tăng trưởng đi liền với công bằng



    Chương II: Việt Nam với bài toán tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội


    I. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
    II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
    III. Giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo


    LỜI MỞ ĐẦU​
    Loài người đang háo hức đón chờ một thiên niên kỷ mới với cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh, thôi thúc mọi quốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh quyết liệt vì sự phát triển. Nhưng dường như không phải dân tộc nào và những công dân của nó cũng được chuẩn bị đầy đủ để tham gia cuộc đua. Một số ít quốc gia dân tộc sẽ vươn lên nhanh chóng và một số nhóm người sẽ trở nên giàu có, để lại các dân tộc và những nhóm người còn phải sống trong nghèo khổ.
    Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 1996, trong hơn ba thập kỷ qua, mặc dù nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng: thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng lên 3 lần, GDP của thế giới tăng gần 6 lần, từ 4.000 tỷ USD năm 1960 lên 23.000 tỷ USD năm 1994, nhưng hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trên thế giới đng ngày càng sâu thêm; thu nhập của 358 nhà tỷ phú trên hành tinh lớn hơn các khoản thu nhập tổng cộng của gần 2,3 tỷ người nghèo nhất, chiếm 45% dân số toàn thế giới; chênh lệch về thu nhập giữa các nước côn nghiệp với các nước đang phát triển đã tăng 3 lần.
    Trong hơn 30 năm qua, thu nhập của nhóm 20% người nghèo nhất hành tinh đã giảm xuống còn 1,4% thu nhập của thế giới. Trong khi đó phần thu nhập của nhóm 20% người giàu nhất đã tăng lên đến 85%. Điều đáng lưu ý là từ năm 1965 đến 1980 có 200 triệu người có thu nhập giảm dần và từ năm 1980 đến 1993 có trên 1 tỷ người rơi vào tình trạng trên. Ở Mỹ, số của cải do 1% những người giàu nhất nắm giữ đã tăng từ 20% lên 30% của cải quốc gia trong thời kỳ 1975-1990. Ở các nước đang phát triển như Goatêmala, Panama hoặc Braxin, thu nhập của những người giàu gấp 30 lần thu nhập của những người nghèo.
    Một điều hiển nhiên nữa là, không có tăng trưởng kinh tế thì không giải quyết được nghèo đói và bất công. Nhưng phải chăng đói nghèo và bất công là tất yếu trên con đường phát triển, là cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là hoạch định chính sách ở mọi quốc gia.
    Tuy nhiên, vì sự hạn chế về hiểu biết và kiến thức nên tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy (cô) để em có thể hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Ngọc Pha – giáo viên giảng dạy bộ môn Triết học Mác - Lênin đã giúp đỡ, giảng giải rất nhiều để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...