Tiểu Luận triết học phương tây

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Trong thời đại ngày nay hay bất kỳ một thời đại nào, triết học luôn đóng vai trò quan trọng, vì “Triết học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó”. Nghiên cứu lịch sử triết học mang lại cho chúng ta sự hiểu biết về quá trình phát triển tư tưởng triết học của nhân loại, giúp chúng ta có một thế giới quan và nhân sinh quan rộng mở, hiểu rõ tính khoa học và sự xuất hiện tất yếu của Triết học Mác-Lênin.
    Trong lịch sử triết học, Hy Lạp cổ đại là một trong những cái nôi của nền triết học bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học phát triển sớm nhất ở phương Tây với hai trường phái triết học duy vật và duy tâm, với nhiều triết gia lừng lẫy đã mở ra nhiều trường phái, nhiều xu hướng, tư tưởng về sau. Vì vậy, đề tài này chọn triết học Hy Lạp cổ đại để nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về các trường phái triết học, cũng như hiểu được nền tảng tư tưởng triết học phương Tây và giá trị của nó đối với thời đại ngày nay.
    2. Nhiệm vụ -Mục đích của đề tài:

    Mục đích của đề tài là tìm hiểu về hai trường phái triết học duy vật và duy tâm ở Hy Lạp cổ đại cũng như tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái triết học này.
    3. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài này được nghiên cứu dựa trên những dữ liệu nghiên cứu được thừa nhận của nhiều tác giả, dựa trên các tài liệu Triết học đã được xuất bản và đứng trên lập trường thế giới quan của Triết học Mác-LêNin, vận dụng phương pháp biện chứng duy vật và các phương pháp khác như phương pháp phân tích, so sánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...