Tiểu Luận Triết học Phật giáo về môi trường sinh thái

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trước những đau khổ dường như vô tận của con người, tôn giáo bắt đầu xuất hiện với vai trò như một đấng cứu thế. Và không chỉ đơn giản là chỗ dựa tâm linh để con người tìm đến khi bế tắc mà Phật giáo còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều chỉnh hành vi con người đối với con người và môi trường xã hội. Tất cả giáo lý của Phật giáo đều hướng con người đến chân, thiện, mỹ; hướng thế giới đến hòa bình, công bằng, ấm no, hạnh phúc và tất nhiên là một môi trường sống trong lành. Phật giáo hướng con người đến những việc có thể làm được chứ không phải là để chiêm ngưỡng từ xa và mơ ước. Tổng kết 49 năm thuyết pháp của Đức Phật, Người đã tuyên bố rõ ràng rằng, Ngài chỉ dạy hai vấn đề: sự khổ và con đường diệt khổ. Ô nhiễm môi trường dẫn đến phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái đem đến đau khổ. Hành động để cứu môi trường ra khỏi tình trạng hiện nay nghĩa là chấm dứt đau khổ. Đức Phật chỉ có một nguyện vọng duy nhất, đó là dùng giáo lý đầy mang đầy tính nhân ái để chuyển hóa con người theo con đường của hòa bình, an lạc trong một môi trường trong sạch. Chính vì thế mà đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo, đạo Phật không phải chỉ có niềm tin mà đạo Phật còn là một kho tàng trí tuệ với những phương pháp rất cụ thể có thể giúp con người tháo gỡ, chuyển hóa những khó khăn, những khổ đau trong bản thân, gia đình và ngoài xã hội. Đó chính là nền tảng đáng chú ý nhất đối với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường hiện nay đem lại sự yên vui cho nhân loại. Vì vậy, Phật giáo được xem là tôn giáo có nền triết học mà sự ứng dụng của nó vào những vấn đề môi trường là có ý nghĩa vượt trội khi so sánh với những tôn giáo khác. Tinh thần tôn trọng sự sống, yêu mến thiên nhiên, đề cao sự bình đẳng giữa các loài sống là những giá trị của Phật giáo được đón nhận cho vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. Nền tảng triết học Phật giáo về môi trường sinh thái 2
    II. Nội dung của nền tảng triết học Phật giáo về môi trường sinh thái 5
    a. Quan điểm về tự nhiên của Phật giáo. 5
    b. Quan điểm về sinh mệnh của Phật giáo. 5
    c. Quan điểm tư tưởng của Phật 5
    III. Thái độ của Phật giáo đối với môi trường. 8
    KẾT LUẬN .14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...