Luận Văn Triết học Mác- Lênin, thế giới quan, phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và thực tiễn

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Triết học Mác Lê Nin, thế giới quan, phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và thực tiễn.


    A. Đặt vấn đề

    a.Lí do chọn đề tài


    Khi bắt đầu làm quen với môn Triết học các bạn sinh viên năm thứ nhất thường rất lúng túng và cảm thấy môn Triết học thực sự rất khó hiểu . Với 1 số lựơng kiến thức lớn với hơn 500 trang của giáo trình thì đó là 1 thử thách nếu chúng ta không hiểu ngay từ đầu ý nghĩa của việc học môn Triết học nói chung và Triết hoc Mác nói riêng

    Đề tài này có nội dung tương đối tổng quát về cả 1 hệ thống Triết hoc Mác, bắt đầu từ sự ra đời của triết học và quá trình xuất hiện những tư tưởng thời đại làm sản sinh ra triết học chủ nghĩa Mac Le Nin. Sau đó tư duy biện chứng cộng với thế giới quan duy vật làm cho triết học Mac trở thành một khoa học giải thích về thế giới đặc biệt là trong xã hội và tư duy logic. Điều đó giúp cho chúng ta có thể nắm bắt được hình thức nội dung muốn trình bày của giáo trình ngay từ những bước đầu tiên .

    b.Mục đích và yêu cầu của đề tài

    Vì đề tài mang tính chất dẫn phương hướng học môn Triết học tôi nghĩ cần nêu rõ ràng các khái niệm tiêu biểu và tác dụng của từng phần được nói đến trong đề tài.

    Đề tài gồm 3 phần

    - Triết học nói chung và Triết học Mác nói riêng

    - Nguồn gốc và vai trò mang tính lịch sử của Triết học Mác

    - Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và thực tiễn.

    B. Nội dung

    I.Triết học nói chung và Triết học Mác nói riêng


    Triết học là gì ? Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất mà cả tồn tai (giới tự nhiên và xã hội)lẫn tư duy của con người, quá trình nhận thức đều phải phục tùng. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng bị quy định bởi các quan hệ kinh tế của xã hội. Thuật ngữ “triết học“ bắt gặp làn dầu tiên ở Pi-Ta-Go và Platon là người đầu tiên đã tách nó ra thành một khoa học riêng. Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hưu nô lệ với tính cách 1 khoa học hợp nhất toàn thể tri thức của con người về thế giới khách quan và về bản thân mình. Trong tiến trình phát triển của thực tiễn sản xuất xã hội và của sự tích luỹ các tri thức khoa học, đã diễn ra quá trình tách ra của các khoa học riêng biệt khỏi triết học và đồng thời quá trình tách triết học thành 1 khoa học độc lập. Triết học với tính cách khoa học nảy sinh do sự cần thiết phải xây dựng 1 quan điểm chung về thế giới, phải nghiên cứu các nguyên lý chung và các quy luật của thế giới, do nhu cầu phải có phương pháp tư duy hợp lý và có căn cứ đối với hiện thực, do nhu cầu phải có lozic và lí luận nhận thức.

    Vấn đề cơ bản của triết học với tính cách một khoa học đặc biệt – đó là vấn đề quan hệ của tư duy đối với tồn tại, của ý thức đối với vật chất. Mọi hệ thống triết học đều là giải quyết 1 cách cặn kẽ, cụ thể vấn đề này ngay dù cho “vấn đề cơ bản“ ở đây không được nêu lên trực tiếp. Cả sự phân cực của triết thành hai khuynh hướng đối lập nhau, thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,cũng gắn liền với điều đó ; nhị nguyên luận giữ vị trí trung gian giữa 2 khuynh hướng nói trên. Cuộc đấu tranh giữa chủ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên qua toàn bộ lịch sử triết học như là sợi chỉ chủ yếu, nó làm thành trong những động lực chính của triết học. Cuộc đấu tranh này gắn chặt với sự phát triển của xã hội, với các quyền lợi kinh tế, chính trị và tư tưởng của các giai cấp.Việc giải thích rõ thêm các vấn đề riêng biệt của khoa học triết học, sự tách ra trong bản thân nó những mặt khác nhau với tính cách những bộ phận tương đối độc lập và đôi khi rất khác nhau. Các bộ phận đó là : bản thể luận, nhận thức luận, logic học, đạo đức học, mỹ học, tâm lý học, xã hội học và lịch sử triết học. Đồng thời do còn nhiều những tri thức cụ thể nên triết học tìm cách thay thế các mối liên hệ và các tính quy luật còn chưa biết hết của thế giới bằng những điều tưởng tượng ; do đó nó biến thành một khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các ngành khoa học khác, trở thành “ khoa học của các khoa học”. Đối với giới tự nhiên, triết học này đóng vai triết học tự nhiên ; đối với lịch sử nó đóng vai trò triết học của lịch sử. Triết học của HêGhen là một hệ thống cuối cùng thuộc loại này. Song, cùng với sự phát triển và sự phân hoá của các tri thức, mọi cơ sở của sự tồn tại của triết học với tư cách khoa học của các khoa học đã biến mất. Sự hiểu biết sáng rõ về cái nhu cầu khoa học đã làm nảy sinh triết học với tư cách là một tư cách đặc biệt, sự hiểu biết về địa vị và vai trò của triết học trong thành phần của nền văn hoá tinh thần, và do đó, cả phạm vi các vấn đề của triết học (đối tượng của triết học) đã đạt được lần đầu tiên trong chủ nghĩa Mác Lê nin. Không thể có nhận thức lý luận về các hiện tượng của thế giới chung quanh nếu không có 1 tư duy phát triển về mặt logic. Nhưng các phạm trù và quy luật logic, do kết quả của sự phân công lao động đã hình thành trong lịch sử giữa các khoa học, lại được chính triết học nghiên cứu. Triết học mác xít lê nin nít đã phát triển và đã thực hiện triệt để nguyên lý duy vật trong việc quan niệm thế giới khách quan và tư duy, đã làm cho nó phong phú thêm bằng quan niệm biện chứng,đã xây dựng logic biện chứng. Khi xem xét các hình thức và các tính quy luật logic với tính cách là những hình thức và tính quy luật phát triển của các quá trình tự nhiên và lịch sử xã hội đã được toàn bộ thực tiễn của loài người nhận thức và khảo nghiệm, triết học mác xít đã thủ tiêu sự phân biệt giữa bản thể luận, logic học và lý luận nhận thức. Sự thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó lý luận triết học của chủ nghĩa Mác là cách giải quyết duy vật biên chứng cặn kẽ cụ thể của vấn đề cơ bản của triết học. Ở đây, các hình thức và các quy luật logic là những hình thức và các quy luật phổ biến được phản ánh trong ý thức con người, của sự diễn biến bất kì quá trình tự nhiên và lịch sử xã hội nào, là những trình độ tái hiện về mặt lý luận các đối tượng phù hợp với sự phát triển hiện thực của chúng. Phát triển trên cơ sở một quan niệm như vậy về vai trò đối tượng và những nhiệm vụ hiện thực trong sự phát triển của văn hoá loài người, triết học đóng vai 1 công cụ hùng mạnh của nhận thức và hoạt động của con người, đóng vai 1 nhân tố tích cực của của sự phát triển hơn nữa của nhận thức. Với quan niệm như vậy về triết học, các bộ phận của nó – tâm lý học, luân lý học, mỹ học- ngày càng biến thành các khoa học độc lập, chỉ được coi là triết học chẳng qua vì truyền thống. Thực ra cái truyền thống này cũng có căn cứ, bởi vì các khoa học vừa được nói đến đếu gắn liền nhiều nhất với các vấn đề triết học đặc thù, cụ thể là với vấn đề quan hệ qua lại chủ thể và khách thể. Triết học góp phần vào sự phát triển tự ý thức của con người, vào việc hiểu địa vị và vai trò của các phát minh khoa học trong hệ thống phát triển chung của văn hoá nhân loại, do đó cung cấp 1 thước tỷ lệ để đánh giá chúng và cho mối liên hệ giữa các khâu riêng lẻ của tri thức trong tính thống nhất của thế giới quan. Những xu hướng phản triết học là cái vốn có trong các lý luận tư sản hiện đại. Nó tuyên bố các vấn đề triết học là các vấn đề giả hiệu, tìm cách thay thế sự phân tích triết học đối với sự phát triển của tri thức hiện đại và của thực tiễn bằng sự phân tích ngôn ngữ của khoa học, tức là bằng sự phân tích ngôn ngữ học - ngữ nghĩa học các hình thức bên ngoài của tư duy – ngôn ngữ các hệ thống kí hiệu để biểu diễn tư tưởng v v Do đó về thực chất triết học với tư cách là 1 khoa học đã bị thủ tiêu. Vì vậy cho nên con đường duy nhất để phát triển triết học với tính cách 1 khoa học riêng bệt vẫn là con đường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, con đường tiếp tục những truyền thống ưu tú của triết học thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...