Chuyên Đề triết học cổ điển Đức

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở đầu . 4
    I. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội, khoa học và một số đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức . 5
    1. Tiền đề kinh tế chính trị - xã hội 5
    2. Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức 5
    II. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức thông qua các tác gia tiêu biểu 8
    1. Immanuel Kant (1724 – 1804) 8
    a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Immanuel Kant . 8
    b) Những nội dung chính của “Triết học lí luận” 10
    2. Johann Gottlieb Fichte (1762-1814) 14
    a) Vài nét về Johann Gottlieb Fichte . 14
    b) Sơ lược về triết học của Johann Gottlieb Fichte 15
    3. Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775 – 1854) . 16
    a) Vài nét về Friedrich Wilhelm Joseph Schelling 16
    b) Sơ lược về triết học của Friedrich Wilhelm Joseph Schelling . 16
    4. Georg Vinhem Phridich Hegel (1770 – 1831) 17
    a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Hegel . 17
    b) Những tác phẩm triết học lớn của Hegel 18
    c) Phép biện chứng và những hạn chế trong phép biện chứng của Hegel 25
    5. Ludwig Feuerbach (1804 – 1872) . 27
    a) Vài nét về cuộc đời và triết học của Ludwig Feuerbach . 27
    b) Chủ nghĩa duy vật nhân bản Ludwig Feuerbach . 28
    c) Những hạn chế trong triết học của Ludwig Feuerbach 29
    III. Kết luận . 31
    Phụ lục . 32
    Tài liệu tham khảo 35

    MỞ ĐẦU
    Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Kant (1724 – 1804) trải qua Phíchtơ (1762 – 1814), Schellinh (1775 – 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 – 1831) và triết học duy vật của Feuerbach (1804 – 1872).
    Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là đỉnh cao của thời kì triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại.
    Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về mặt tư tưởng cho chế độ đó. Thời kì cuối thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng Tư sản Pháp (1789) ảnh hưởng mạnh đến nước Phổ, và Hêghen là một người tán dương cuộc cách mạng đó. Đồng thời xã hội Phổ lúc này với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đã làm nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp. Tất cả cái đó tạo nên nét riêng của triết học cổ điển Đức.
    Do điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hết sức đặc biệt của nước Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng, nhưng hình thức của nó thì cực kì “rối rắm” và có tính chất bảo thủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...