Tiểu Luận Triết học cổ điển Đức 9đ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của các bạn sinh viên Luật Tphcm

    Triết học cổ điển Đức


    1. Mở đầu.
    Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Cantơ (1724 – 1804) trải qua Phíchtơ (1762 – 1814), Senlinh (1775 – 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 – 1831) và triết học duy vật của Phơbach (1804 – 1872).
    Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là đỉnh cao của thời kì triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại.
    Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về mặt tư tưởng cho chế độ đó. Thời kì cuối thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) ảnh hưởng mạnh đến nước Phổ, và Hêghen là một người tán dương cuộc cách mạng đó. Đồng thời xã hội Phổ lúc này với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đã làm nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp. Tất cả cái đó tạo nên nét riêng của triết học cổ điển Đức.
    Do điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hết sức đặc biệt của nước Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng, nhưng hình thức của nó thì cực kì “rối rắm” và có tính chất bảo thủ.
    2. Hoàn cảnh ra đời của triết học cổ điển Đức.
    Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước rất lạc hậu về kinh tế và chính trị so với nhiều nước ở châu Âu như Anh và Pháp. Đó còn là một quốc gia phong kiến điển hình, với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn. Triều đình vua Phổ Phriđrich Vinhem (1770 – 1840) vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ phong kiến, cản trở đất nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng. Đây là một trong những thời kì hèn kém nhất trong lịch sử nước Đức (Ăngghen).
    Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Italia, Anh, Pháp , đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có. Ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển cả châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức và những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cuộc cách mạng về phương diện tư tưởng. Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển đất nước.
    Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức thời kì này đạt được sự phát triển chưa từng có về triết học, văn hóa và nghệ thuật. Đây là quê hương của nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Hecđơ, Gớt, Sinlơ, Cantơ Họ, một mặt, tiếp thu những di sản tư tưởng và văn hóa Đức truyền thống, kế thừa các quan niệm của Nicôlai Kudan, Lepnit , mặt khác, được sự cổ vũ to lớn của tư tưởng Khai sáng và văn hóa Pháp thế kỉ XVIII. Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) là hậu thuẫn thực tiễn thức tỉnh giai cấp tư sản Đức đấu tranh vì một trật tự xã hội mới ở


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Triết học (Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999;
    2. GS.PTS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên), Lịch sử triết học, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1998;
    3. Website: triethoc.edu.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...