Luận Văn Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Vương quốc Anh có diện tích 244.046 km2, dân số 60,2 triệu người (năm 2002), GDP năm 2002 là 1.491 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 24.500 USD/người/năm (năm 2002). Anh Quốc là một trong bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và là một trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong EU, Anh là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn khối.
    Vương quốc Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/9/1973. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ thực sự khởi sắc từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh Quốc tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93 triệu GPB (năm 2002). Cán cân thương mại giữa hai nước thường nghiêng về phía Việt Nam. Từ năm 1991 Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 532 triệu GBP.
    Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, Anh còn là một thành viên của EU - một đối tác thương mại đã dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi. Bản thân mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Anh Quốc đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh.
    Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết những điều kiện này. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh. Cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung ít có sự thay đổi trong nhiều năm. Chủ yếu chỉ tập trung vào hai mặt hàng chính là giày dép và may mặc. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Anh chủ yếu là gia công và xuất khẩu gián tiếp nên giá trị thu về là không đáng kể. Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ còn tăng lên rất nhiều. Anh còn là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết.
    Với lý do trên, đề tài "Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam" sẽ nghiên cứu những nét cơ bản về nền kinh tế Anh, nghiên cứu thị trường Anh, thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua. Từ đó đánh giá những triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của bài viết này bao gồm ba chương như sau:
    *Chương 1: Thị trường Anh.
    *Chương 2: Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam.
    *Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh
    Mục lục

    Lời nói đầu
    Chương 1: Thị trường Anh 1
    I. Một số nét về đất nước Anh 1
    1. Điều kiện tự nhiên - lịch sử - Con người 1
    1.1: Điều kiện tự nhiên 1
    1.2: Sơ lược lịch sử 1
    1.3: Con người 2
    2. chính trị và xã hội 2
    2.1: chính trị 2
    2.1.1: Bộ máy chính quyền 2
    2.1.2: Hệ thống luật pháp 3
    2.2. xã hội 4
    2.2.1. Gia đình 4
    2.2.2. Tầng lớp xã hội 4
    2.2.3: Giới tính 5
    2.2.4. Chủng tộc 5
    2.2.5. Tôn giáo 6
    3. Văn hóa và lối sống 6

    II. Khái quát kinh tế Vương quốc Anh 6
    1. Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế 6
    1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế 6
    1.2. Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây 8
    2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu 12
    2.1: Ngành công nghiệp 13
    2.2: Ngành nông nghiệp 14
    2.3: Ngành dịch vụ 14

    III. Đặc điểm thị trường Anh 15
    1. Hệ thống phân phối 15
    1.1. Hệ thống bán buôn 15
    1.2. Hệ thống bán lẻ 17
    2. Hệ thống dịch vụ 18
    3. Đặc điểm thị trường Anh 20
    3.1: Mức thu nhập và sức mua 20
    3.2. Tập quán và thị hiều tiêu dùng 21
    3.3. Những thay đổi về mặt xã hội có ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân 22
    3.3.1. Tuổi thọ 22
    3.3.2. Cơ cấu gia đình 23
    3.3.3: Trách nhiệm xã hội 23
    4. Tập quán kinh doanh 24
    4.1. Thiết lập quan hệ trực tiếp 24
    4.2. Thông tin liên lạc 25

    IV. ngoại thương nước Anh 26
    1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh 26
    2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh 27
    3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây 28
    3.1. Tình hình xuất khẩu 28
    3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu 29
    3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 29
    3.2. Tình hình nhập khẩu 29
    3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu 30
    3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 30

    Chương 2: Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam 31

    I. Thị trường Anh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 31
    1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam 31
    2. Những chế định và đòi hỏi của thị trường Anh Quốc 33
    2.1: Tiêu chuẩn hóa 34
    2.2. Sức khoẻ 35
    2.2.1. Ký hiệu CE đối với sản phẩm công nghiệp 35
    2.2.2. Hệ thống HACCP đối với thực phẩm chế biến 35
    2.2.3. Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP 36
    2.3. Môi trường 37
    3. Chế độ ưu đãi phổ cập - GSP 37

    II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 39
    1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam theo một số lý thuyết về lợi ích ngoại thương 39
    1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 39
    1.2. Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin 41
    2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong những năm gần đây 43
    3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 46
    3.1. Nhóm hàng chế biến chính 47
    3.1.1. Sản phẩm giày dép 47
    3.1.2. Sản phẩm dệt may 49
    3.1.3. Sản phẩm gỗ 52
    3.1.4. Sản phẩm gốm sứ 53
    3.2. Nhóm nông lâm thuỷ sản chính 54
    III. quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Anh Quốc 59
    1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam - Anh Quốc 59
    2. Tình hình ngoại thương Việt Nam - Anh Quốc trong những năm gần đây 61
    2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh 62
    2.2. Tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam 64
    2.2.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 64
    2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 65
    3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 66

    Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp
    Việt Nam xuất khẩu sang Anh 71
    I. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 69
    II. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới 71
    III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh 75
    1. Giải pháp về phía nhà nước 76
    1.1. Những chính sách chung 76
    1.2. Về quan hệ song phương 76
    1.3. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại 77
    1.4.Về hỗ trợ tài chính 79
    2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 80
    2.1. Tìm hiểu thị trường 80
    2.2. Tạo nguồn hàng 81
    2.3. Lựa chọn kênh phân phối 81
    2.4. Tiến hành giao dịch 83
    3. Giải pháp đối với ngành hàng 84
    Kết luận
    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo

    Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...