Tiểu Luận Triển vọng và thách thức của việc cải cách DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 28/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Lý do lựa chọn đề tài
    Hiện nay, nước ta đang ở trong quá trình chuyển đổi cơ chế tổ chức và quản lý nền kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo mô hình của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Quá trình chuyển đổi đó đã và đang tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, trong đó khối doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
    Liên tiếp trong các kỳ Đại hội VII, VIII , Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Một trong các lĩnh vực được ưu tiên nhiều nhất là việc đổi mới, cải cách và sắp xếp lại các DNNN. Nhờ có những chủ trương đúng đắn, bước đi hợp lý, phù hợp với tình hình, điều kiện trong nước và quốc tế, đến nay các DNNN đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước. DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và hợp tác đầu tư với nước ngoài. DNNN cũng ngày càng thích ứng hơn với cơ chế thị trường, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý, trình độ quản lý và công nghệ ngày càng có bước phát triển tiến bộ.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, các DNNN vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém như quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành then chốt, trình độ công nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh; những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với nguồn lực được Nhà nước đầu tư Trước tình hình đó, Hội nghi lần thứ 3, Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, với nhiều khó khăn, phức tạp mới mẻ” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW khoá IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr8.
    Đứng trước những thời cơ mới, vận hội mới nhưng cũng đầy những khó khăn, trở ngại, khi mà xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá ngày càng đi sâu vào từng “ngõ ngách” của nền kinh tế, sức mạnh trong cạnh tranh là thứ vũ khí duy nhất để chiến thắng thì các DNNN phải trở thành những “quả đấm mạnh” về kinh tế, đảm bảo duy trì được vai trò chủ đạo, là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Chúng ta đã từng biết tới các mô hình Liên hiệp các xí nghiệp, rồi các Tổng công ty (TCT) 90, 91. Những mô hình này là khởi đầu cho việc hình thành các tập đoàn kinh doanh của Nhà nước. Tuy nhiên, trước tình hình mới, các mô hình này đã bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm.
    Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm ra một mô hình thích hợp nhất cho các DNNN, để vừa bảo đảm xây dựng được những tập đoàn kinh tế lớn, thực sự là những “quả đấm mạnh” trong kinh tế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế. Một trong những mô hình được chú ý nhiều nhất là mô hình tổ chức các tập đoàn kinh doanh theo kiểu công ty mẹ – công ty con. Đây là một mô hình tổ chức hiện đại, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Nghị quyết TW 3 cũng đã khẳng định: “thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, trong đó TCT đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên” Đã dẫn, tr 19.
    Nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về một chủ trương mới của Nhà nước đối với vấn đề cải cách DNNN, cũng như tìm hiểu về mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con, em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Triển vọng và thách thức của việc cải cách DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Do trình độ kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên đề tài Khóa luận tốt nghiệp này chủ yếu đi sâu vào phân tích triển vọng phát triển của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con trong quá trình cải cách các DNNN thông qua một số ví dụ điển hình, đồng thời nêu lên một số những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện theo mô hình này.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài đã kết hợp chặt chẽ các phương pháp điều tra thực tế, phân tích, tổng hợp, vừa nghiên cứu vừa so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn, từ tư duy trừu tượng đến hiện thực khách quan để nghiên cứu vấn đề.
    Bố cục của đề tài
    Ngoài Lời cảm ơn, Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo Khóa luận tốt nghiệp chia thành ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con
    Chương 2: Triển vọng xây dựng DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay.
    Chương 3: Những thách thức đối với quá trình cải cách DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...