Luận Văn Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam giai đoạn đế

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam giai đoạn đến năm 2010
    PHẦN MỞ ĐẦU


    Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế đất nước là “tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế" [2], trong đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một giải pháp quan trọng hàng đầu về nguồn lực để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế đất nước.


    Nhìn lại 15 năm đổi mới (1986-2001), nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trung bình khoảng 24-25%/năm. Thành phần kinh tế có vốn FDI phát triển khá thành công. Riêng năm 2001, các doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo được 34% giá trị toàn ngành công nghiệp, hơn 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% GDP của cả nước.
    Bên cạnh việc tạo vốn, nguồn vốn FDI còn mang lại sức sống mới cho nền kinh tế quốc dân thông qua cung cấp khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, chuyển giao các bí quyết kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã giải quyết 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp đang dư thừa trong nước ta . Những đóng góp trên cho thấy vốn ĐTNN là một nguồn lực hỗ trợ quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở nước ta.


    Tuy nhiên, trong những năm 1997-1999, vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng chậm lại. Hiện tượng này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân khách quan là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Tuy nhiên, có thể nói, nguyên nhân cơ bản là môi trường đầu tư tại Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bộ Luật ĐTNN, tuy được đánh giá là khá cởi mở và thông thoáng, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế; thêm vào đó, tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ chế hành chính nặng nề, thủ tục hành chính rườm rà, chưa đảm bảo tính bình đẳng trong môi trường kinh doanh . đã làm nản lòng không ít nhà đầu tư, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư so với các nước trong khu vực. Mặt khác, đất nước ta đang tiến hành công cuộc CNH, HĐH trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn rất hạn chế: mức GDP tính bình quân đầu người chưa quá 400 USD, và mức tích luỹ chỉ đạt 26% GDP (7 tỷ USD), thì nhu cầu thu hút vốn FDI đối với nước ta càng trở nên cấp bách.


    Trước thực trạng trên, tiến hành nghiên cứu việc thu hút vốn FDI một cách toàn diện, có hệ thống; trên quan điểm nhìn thẳng vào những hạn chế đang còn tồn tại, đề xuất những giải pháp khoa học, hữu hiệu và khả thi, nhằm tăng cường việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn đến năm 2010" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình trên danh nghĩa là một công trình tập sự nghiên cứu với mục đích nâng cao sự hiểu biết, tạo điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề mà mình tâm đắc, đồng thời cũng là một chút đóng góp nho nhỏ những kiến nghị mà qua quá trình sưu tầm, nghiên cứu đã đúc rút được.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, khoá luận này được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1 : Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm chung về đầu tư nước ngoài
    Chương 2 : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-10/2002
    Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010.

    Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt với sinh viên như em vì lẽ trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa tích luỹ được nhiều, việc thu thập và xử lý thông tin gấp, gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nội dung bài viết còn rất nhiều vấn đề chưa được đề cập và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày.


    Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Vũ Chí Lộc – trưởng khoa sau Đại học, Trường Đại học ngoại thương đã dành nhiều thời gian và tâm đắc, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức nhằm giúp em hoàn thành khoá luận này.


    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 6
    Chương I: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước 9
    I. Những khái niệm cơ bản về FDI 9
    1. Khái niệm 9
    2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp 10
    3. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp 10
    4. Vai trò của nguồn vốn FDI đối với các nước đang phát triển 11
    II. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 12
    1. Dòng vốn FDI đang phục hồi từ sau khủng hoảng Châu Á và vẫn chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển 12
    2. ĐTNN dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài vẫn là chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). 15
    3. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới. 17
    4. Các tập đoàn xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong luồng vốn FDI của thế giới. 18
    5. Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Châu Á sau khủng hoảng đang là trung tâm thu hút mạnh mẽ vốn FDI.
    III. Một số kinh nghiệm thu hút vốn FDI từ các nước trong khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á.
    1. Kinh nghiệm từ Thái Lan 21
    2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc 22
    3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc 24
    4. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 26


    Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-10/2002 28
    I. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam. 28
    II. Thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 1996-10/2002. 33
    1. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI giai đoạn 1996-10/2002 33
    1.1 Lượng vốn, lượng dự án, quy mô dự án qua các năm 33
    1.2 Cơ cấu đầu tư 35
    2. Tình hình thực hiện dự án FDI trong giai đoạn này 42
    3. Đánh giá vai trò của FDI trong phát triển kinh tế xã hội 46
    III. Những tồn tại trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam. 51
    1. Nhận thức quan điểm về ĐTNN chưa quán triệt, nhất quán 51
    2. Sự chưa hoàn chỉnh trong hệ thống luật pháp và chính sách ĐTNN: 52
    2.1. Những hạn chế về luật pháp 52
    2.2 Những hạn chế trong chính sách 54
    3. Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể dẫn đến cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý 59
    4. Môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt để thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả 61


    Chương III: Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010.
    68
    I. Triển vọng thu hút vốn FDI của nước ta giai đoạn 2003-2010 68
    1. Mục tiêu, nhiệm vụ thu hút FDI tại Việt Nam trong thời tới 68
    2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút FDI 69
    2.1 Những thuận lợi 69
    2.2 Những khó khăn 71


    II. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn 2003-2010 72
    1. Thống nhất nhận thức, xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng quy hoạch vốn FDI 73
    2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTNN 74
    3. Đổi mới và triển khai hiệu quả các chính sách về vốn FDI 79
    4. Nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN 87
    5. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tư 90
    6. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp ĐTNN 91
    Kết luận chung 93
    Tài liệu tham khảo 95
    Phụ lục 98
     
Đang tải...