Báo Cáo Triển vọng thương mại nông sản việt nam trong khu vực mậu dịch tự do asean-úc-niudilân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC


    Trong năm năm vừa qua, Úc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế từ 3-4%. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao nhất năm 2002 với 3,8% và thấp nhất là năm 2001 với tốc độ 2,7%. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Úc đạt 3%. Trong cơ cấu GDP, mức độ đóng góp của nông nghiệp Úc duy trì ổn định ở mức 3% và năm 2004, GDP nông nghiệp của Úc đạt 18,5 tỷ USD. Lúa mỳ, lúa mạch là hai cây lương thực đặc thù của Úc, tuy nhiên giá trị sản lượng của lúa mỳ và lúa mạch dao động theo chu kỳ lên xuống sau mỗi năm. Thịt bò và sữa là hai sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh của Úc và cũng là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Úc. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nông sản Úc đạt 20,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu mỗi mặt hàng thịt bò và lúa mỳ đều đạt trên 4 tỷ USD.

    Năm 2004, Úc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Niudilân. Kim ngạch xuất khẩu vào Úc chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Niudilân. Có thể nói trong số các nước phát triển chỉ có duy nhất Niudilân có ngành nông nghiệp hướng mạnh xuất khẩu. Niudilân không áp dụng nhiều các biện pháp bảo hộ nhập khẩu và không sử dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Năm 2005, nông nghiệp đóng góp 8,2% vào GDP, các nông sản tiềm năng của Niudilân là sản phẩm bơ sữa, thịt và lâm sản. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Niudilân đạt 22,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 53% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Niudilân. Các mặt hàng xuất khẩu chính là sản phẩm bơ sữa, thịt, sản phẩm từ gỗ, rau và quả. Tập đoàn lớn mạnh nhất trong khối các doanh nghiệp thương mại của NiuDilân cũng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tập đoàn FONTERRA CO-OPERATIVE GROUP LIMITED, sát nhập từ hai tập đoàn Bơ sữa Niudilân và Tập đoàn bơ sữa hợp tác Kiwi.

    Úc và Niudilân hiện đang áp dụng thuế nhập khẩu nông sản khá thấp. Thuế nhập khẩu nông sản chưa chế biến của Úc là 1% và Niudilân là 2%, thuế nhập khẩu nông sản chưa qua chế biến 6% và 10%. Úc và Niudilân hầu như không sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, ngoại trừ hạn ngạch nhập khẩu pho mát Úc đang duy trì. Tổng mức hỗ trợ gộp (AMS) thực tế Úc đang áp dụng để hỗ trợ sản xuất trong nước thấp hơn mức AMS đã cam kết. Đặc biệt kể từ năm 1995, tổng mức hỗ trợ gộp (AMS) mà Niudilân đang thực hiện là bằng không, đồng thời Niudilân cũng không áp dụng các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản. Mặc dù vậy, Úc và Niudilân vẫn đang siết chặt việc áp dụng các rào cản kỹ thuật trong nhập khẩu nông sản, bằng việc củng cố và cải cách các tiêu chuẩn về kiểm dịch động thực vật (SPS), như yêu cầu về đánh giá, chứng nhận chất lượng và nhãn mác các thực phẩm có sử dụng công nghệ sinh học.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đối tác mới nổi của Úc như Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ và Hoa Kỳ đang hứa hẹn tiềm năng mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản của Úc. Theo ABARE, dự báo năm 2005-06, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản Úc đạt 0,8% và đạt 28,2 tỷ $. Trong giai đoạn 1994-2004, tỷ trọng thương mại giữa Úc và ASEAN tiếp tục duy trì và tăng trưởng ổn định ở mức 15% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Úc. Brunei dẫn dầu với tổng kim ngạch thương mại hai chiều Brunei-Úc đạt 467 triệu USD, đứng thứ hai là Burma, tiếp đến là Campuchia, Lào và Singapore. Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Philipin với Úc đạt thấp nhất trong khối, 2 triệu USD. Bên cạnh đó, dường như Niudilân vẫn đang là thị trường mới mẻ đối với các nước ASEAN. Niudilân vẫn chưa có mặt trong danh sách 10 nước lớn có quan hệ thương mại của Thái Lan và Singapore, hai nước đã thiết lập Hiệp định đối tác kinh tế với Niudilân. Trong khi đó năm 2004, Úc đứng thứ 10 trong danh sách thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Thái Lan.

    Trong thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam với 2 nước Úc và Niudilân không ngừng phát triển. Tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam và 2 nước đã tăng nhanh từ mức 73,6 triệu USD năm 1996 lên 1,65 tỷ USD năm 2000 (tăng 22 lần) và lên xấp xỉ 4 tỷ USD năm 2004. Úc đã trở thành một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ 16 của Úc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào 2 nước này chủ yếu là dựa vào dầu thô và đáng chú ý là Việt Nam hiện đang nhập siêu nông sản từ Úc và Niudilân, là những sản phẩm mà hai nước này có thế mạnh.

    Để phát huy tốt nhất thế mạnh sản xuất và thương mại nông sản Việt Nam trong khu vực thương mại tự do Úc-ASEAN-Niudilân, chiến lược đàm phán của Việt Nam cần tập trung vào các ngành hàng mà Việt Nam có ưu thế như điều, cà phê, tiêu để yêu cầu Úc và Niudilân mở cửa thị trường. Việt Nam kiên quyết không đưa các vấn đề nhạy cảm vào đàm phán có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp. Về các chính sách có tính chất chuẩn bị vị thế từ trong nước, Việt Nam kêu gọi Úc và Niudilân mở rộng đầu tư các khu vực nguồn hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tuân thủ ngay từ bây giờ Kế hoạch khung của quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật để sớm ký kết các thoả thuận trong lĩnh vực này với Úc và Niudilân.

    MỤC LỤC

    Tóm lược Error! Bookmark not defined.
    Phần I: Nông nghiệp và thương mại nông sản Úc, Niudilân 6

    I. ÚC 6
    1. Nông nghiệp và thương mại nông sản của Úc 6
    1.1. Tình hình phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản Úc 6
    1.2. Triển vọng thương mại 11
    2. Chính sách 14
    2.1. Các biện pháp phát triển nông nghiệp 14
    2.2. Các hàng rào bảo hộ 15
    II. Niudilân 18
    1. Nông nghiệp và thương mại nông sản của Niu Di Lân 18
    1.1. Tình hình phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản của Niudilân 18
    1.2. Triển vọng thương mại 22
    2. Chính sách 27
    2.1. Các biện pháp phát triển nông nghiệp 27
    2.2. Các hàng rào bảo bộ 30
    Phần II: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc và ASEAN-Niudilân với thương mại nông sản của Việt Nam 34
    I. Thương mại nông sản Úc với ASEAN 36
    1. Thương mại nông sản Úc với ASEAN 36
    2. Các thoả thuận khung của Úc với ASEAN 40
    II. Thương mại nông sản của Niudilân với ASEAN 41
    1. Thương mại nông sản Niudilân với ASEAN 41
    2. Các thoả thuận khung của Niudilân với ASEAN 44
    III. Tình hình trao đổi thương mại nông sản Việt Nam-Úc và Việt Nam-Niudilân 46
    1. Thương mại nông sản Việt Nam-Úc 46
    1.1. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Úc: 46
    1.2. Nhập khẩu nông sản từ Úc 47
    2. Thương mại hàng nông sản giữa Việt Nam và Newzealand: 48
    2.1 Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Niudilân: 49
    2.2. Nhập khẩu nông sản từ Niudilân (NIUDILÂN) 49
    IV. Triển vọng của các khu vực mậu dịch ASEAN-Úc và ASEAN-Niudilân đối với thương mại nông sản Việt Nam 51
    1. Tác động về mở rộng thị trường, tiếp nhận đầu tư và công nghệ 51
    2. Tồn tại chưa giải quyết 51
    Phần III: Một số gợi ý chính sách 52
    1. Xác định các ngành hàng Việt Nam có ưu thế để yêu cầu Úc và Niudilân mở cửa 52
    2. Việt Nam kiên quyết không đưa các vấn đề nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực cũng như các ngành sản xuất nông nghiệp 52
    3. Xây dựng lộ trình giảm thuế phù hợp 53
    Các trang Web có liên quan 55

    DANH SÁCH CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Một số chỉ số kinh tế xã hội chính của Úc và ASEAN, 2004 6
    Bảng 1.2. Giá trị sản lượng các mặt hàng nông sản và tổng giá trị sản lượng nông nghiệp 8
    Bảng 1.3. So sánh thuế nhập khẩu nông sản với một số nước 14
    Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội Niudilân, Úc 19
    Bảng 1.5. Thống kê số lượng đàn động vật nuôi của Niudilân, 2004 (nghìn con) 22
    Bảng 1.5. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản Niudilân, 2000-2004 (tỷ USD) 25
    Bảng 1.6. So sánh thuế nhập khẩu nông sản của Niudilân với một số nước 27
    Bảng 1.7. So sánh mức tổng hỗ trợ gộp của Niudilân với 1 số nước (AMS) 28
    Bảng 2.1. Thuế nhập khẩu MFN của Úc và Niudilân đối với hàng nông sản 51
    Bảng 3.1. Thuế suất MFN 53

    MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

    AANIUDILÂN-FTA Hiệp định Thương mại Tự do Úc-ASEAN-Niudilân
    AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN
    AMS Tổng mức hỗ trợ gộp
    AUD Đơn vị tiền tệ Úc
    ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
    GDP Tổng thu nhập quốc dân
    MFN Quy chế ưu đãi Tối huệ quốc
    NIUDILÂND Đơn vị tiền tệ Niudilân
    OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế
    PSE Mức hỗ trợ sản xuất
    SPS Tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật
    VND Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ
    WTO Đơn vị tiền tệ Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...