Báo Cáo Triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông lâm sản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Xu hướng kinh tế thế giới thập kỷ tới

    Theo dự báo của USDA dân số thế giới năm 2010 sẽ đạt 6,85 tỷ người, trên 80% sống tại các nước đang phát triển. Châu Phi và Trung Đông có tốc độ tăng dân số bình quân cao nhất là 2,3% và 2,5%. Các khu vực có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn là châu á và châu Mỹ La Tinh, 1,3% và 1,4%. Tốc độ tăng dân số ở các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi thấp hơn 0,5%, thấp nhất ở Nga, Đông Âu, Nhật, và Cộng đồng chung châu Âu.

    Bảng 1: Dự báo tốc độ tăng dân số thế giới (%/năm)

    Vùng 1991 – 2000 2001 – 2005 2006 - 2010
    Thế giới 1,4 1,3 1,2
    Các nước phát triển 0,6 0,4 0,3
    Các nước đang phát triển 1,7 1,5 1,5
    Các nước đang chuyển đổi 0 0,1 0,2
    Nguồn: USDA, 2001.
    Về ngắn hạn (2000-2002), kinh tế các nước Đông á sẽ phục hồi, các nước này sẽ tăng trưởng ổn định nhờ những cải tổ cơ cấu trong 5 năm tiếp theo, mặc dù vậy mức tăng trưởng sẽ thấp hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng.
    Về dài hạn, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ Đông á làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, ở mức khoảng 6,9%/năm giai đoạn 2001-2005 so với 7,3%/năm giai đoạn 1991-2000. Tăng trưởng kinh tế châu á dự báo đạt 6,7%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 6,2%/năm giai đoạn 2006-2010.

    Bảng 2: Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới (%/năm)

    Vùng 1991 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010
    Thế giới 2,6 3,5 3,4
    Các nước phát triển 2,3 2,8 2,7
    Các nước đang chuyển đổi -3,3 3,7 3,4
    Các nước đang phát triển 4,8 5,5 5,2
    Đông và Đông Nam á 7,3 6,9 6,4
    Nam á 5,5 6,1 5,8
    Mỹ La Tinh 3,2 4,7 4,5
    Trung Đông 3,8 4,1 4,1
    Châu Phi 2,6 4,6 4,1
    Nguồn: USDA, 2001.

    Dự báo các nước phát triển sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 2,7%/năm giai đoạn 2000-2010 so với 2,3%/năm giai đoạn 1991-2000.



    2. Cung, cầu, thương mại nông nghiệp thế giới

    Về ngắn hạn, khủng hoảng kinh tế tài chính Đông á và kinh tế Nga vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, giảm sút nhu cầu nông sản trên thị trường thế giới, đặc biệt đối với các sản phẩm lương thực và thực phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu của các nước đang phát triển thuộc châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi, và Trung Đông, tăng mạnh sẽ thúc đẩy phần nào thương mại nông nghiệp thế giới.
    Theo dự báo của FAO, trong những năm trước mắt, nông nghiệp thế giới sẽ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, linh hoạt hơn trong thời vụ gieo trồng, nên sản lượng nông nghiệp tăng kịp mức tăng nhu cầu, giảm sức ép tăng giá các mặt hàng nông sản. 1994-2005, tăng trưởng sản lượng và nhu cầu nông sản 2%/năm, tăng nhẹ so với giai đoạn 1984-1994 và cao hơn mức tăng dân số. Tăng trưởng thương mại nông nghiệp sẽ giảm xuống từ 2,5%/năm giai đoạn 1984-1994 xuống còn 2,2%/năm giai đoạn 1994-2005.
    Tuy nhiên, về dài hạn, thương mại nông nghiệp sẽ sáng sủa. Kinh tế các nước Đông á sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh sau 3 đến 4 năm, tăng trưởng của các nước đang phát triển khác sẽ cao hơn thập kỷ 80, 90. Sự phục hồi của các nền kinh tế đang chuyển đổi cùng với quá trình tự do hoá thương mại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nông nghiệp toàn cầu trong trung và dài hạn. Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông nghiệp sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát triển, bao gồm Trung Quốc, Đông Nam á, Nam á, châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi, và Trung Đông. Trong khi đó nhu cầu của thị trường Nga không có những dấu hiệu khả quan.
    Bảng 3: Xu hướng thương mại nông nghiệp thế giới

    Sản xuất (%/năm) Nhu cầu (%/năm) Tổng xuất khẩu (%/năm)
    1984-1994 1994-2005 1984-1994 1994-2005 1984-1994 1994-2005
    Lương thực thực phẩm 1,7 2, 0 1,8 2,0 3,0 2,4
    Rau quả 3,2 2,3 3,2 2,7 2,0 1,5
    Sản phẩm nhiệt đới 0,1 2,3 0,6 2,1 0,5 1,9
    Nguyên liệu thô 0,8 1,3 0,8 1,4 1,2 1,0
    Nguồn: FAO. 2001.
    Do tốc độ tăng thu nhập trên đầu người cao và nhu cầu tăng nhanh khi thu nhập tăng nên các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với mức tăng trưởng chung về nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, ở các nước phát triển mức tiêu dùng cao và bão hoà cùng với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ làm cho tốc độ tăng cầu giảm xuống. Dự báo nhập khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển đến năm 2005 sẽ đạt 162 tỷ USD chiếm 49% toàn thế giới so với 113,2 tỷ USD chiếm 43% năm 1993-95. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh đã làm cho các nước đang phát triển trở thành các nước nhập khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp, năm 2005 nhập khẩu ròng đạt 9,6 tỷ USD.

    Bảng 4: Kim ngạch thương mại nông sản của các nước đang phát triển (tỷ USD, giá năm 1994)
    Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu ròng
    1984 1994 2005 1984 1994 2005 1984 1994 2005
    Các sản phẩm nông nghiệp 85,5 113,2 162 88,1 111,1 152,4 -2,6 2,1 9,6
    Hàng hoá lương thực 57,5 78,6 112,4 49 67,3 94,5 8,5 11,3 17,9
    Hàng hoá phi lương thực 28 34,6 49,6 39,1 43,8 57,9 -11,1 -9,2 -8,3
    Nguồn: FAO. 2001.

    Bảng 5: Tốc độ tăng kim ngạch thương mại nông sản của các nước đang phát triển (%/năm)
    Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu ròng
    1984-1994 1994-2005 1984-1994 1994-2005 1984-1994 1994-2005
    Các sản phẩm nông nghiệp 2,8 3,3 2,3 2,9 - 14,8
    Hàng hoá lương thực 3,2 3,3 3,2 3,1 2,9 4,3
    Hàng hoá phi lương thực 2,1 3,3 1,1 2,6 -1,9 -0,9
    Nguồn: FAO. 2001.


    3. Triển vọng thị trường một số nông lâm sản chính

    3.1. Mặt hàng gạo


    Theo USDA, sản lượng gạo thế giới đến năm 2009 đạt 429 triệu tấn, giai đoạn 1989-2009 sản lượng gạo tăng 2,7%/năm trong khi giai đoạn 1989-1999 tăng 1,4%/năm. Sản lượng gạo tăng chủ yếu bắt nguồn từ tăng năng suất do áp dụng giống lúa mới, chống chịu sâu bệnh và giống lúa lai. Năng suất gạo ước tính tăng 2,1%/năm giai đoạn 1999-2009. Theo USDA thương mại gạo toàn cầu tăng với tốc độ trên 2%/năm trong giai đoạn 2000-2009. Theo dự báo của USDA, thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng lên 22,5 triệu tấn năm 2002 và đạt 26,7 triệu tấn vào năm 2009, tăng hơn 6% so với năm kỷ lục 1998.

    Biểu 1: Tốc độ tăng diện tích, năng suất, sản lượng gạo thế giới (1989=100)


    Nguồn: USDA, 1999.
    Nhu cầu gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm ở một số nước châu á có thu nhập tăng nhanh. Khả năng cung gạo chất lượng cao Japonica giảm sẽ dẫn tới cầu lớn hơn cung trên thị trường gạo phẩm chất cao do đó giá gạo loại này sẽ tăng mạnh. Dự báo đến năm 2003 Nhật Bản nhập 759 ngàn tấn và Hàn Quốc nhập 180 ngàn tấn. Đến năm 2009 nhập khẩu gạo của Nhật Bản vẫn sẽ như năm 2003, trong khi đó nhập khẩu gạo của Hàn Quốc sẽ tăng lên đến 205 ngàn tấn.
    Biểu 2: Dự báo nhập khẩu gạo của Hàn quốc và Nhật Bản

    Nguồn: USDA, 1999.

    Nhu cầu gạo phẩm chất thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về thiên tai hay khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên chiều hướng này sẽ được bù đắp khi nhu cầu về loại gạo phẩm chất thật thấp cho chăn nuôi tăng lên.

    Theo USDA giá gạo có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 1999-2009, nhưng nếu lấy năm 1990 làm gốc thì giá gạo lại giảm. Giá gạo Mỹ năm 1997 là 414 USD/tấn và Thái Lan 5% tấm là 352 USD/tấn, đến năm 2002 dự báo sẽ giảm xuống còn 391,2 USD/tấn và 317,4 USD/tấn. Dự báo năm 2009 giá gạo Mỹ tăng lên 447,2 USD/tấn và gạo 5% tấm Thái Lan tăng lên 371,4 USD/tấn.
    Các quốc gia châu á tiếp tục là các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất, chiếm 49% tổng nhập khẩu toàn thế giới. Do kinh tế đi vào giai đoạn phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng lên tại các nước Đông á. Trong đó Philípin và Inđônêxia sẽ tăng nhập khẩu mạnh. Do nhiều nước châu Phi phải giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu gạo sẽ tăng. Theo FAO, đến năm 2005 các nước châu Phi sẽ tăng nhập khẩu gạo 30%.

    Biểu 3: Xu hướng thị trường gạo thế giới




    Biểu 4: Giá gạo thực tế quy về năm 1990 (USD/tấn)


    Nguồn: USDA, 1999.
    Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, và ấn Độ vẫn sẽ là các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Thái Lan tiếp tục dẫn đầu song sẽ bị mất thị phần cho Việt Nam. Xuất khẩu gạo dự báo sẽ tăng lên ở Pakixtan, Miến Điện, Campuchia, và các nước châu Mỹ La Tinh trong khi đó Mỹ và ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu. Trung Quốc vẫn xuất khẩu gạo song khối lượng sẽ giảm xuống.

    Biểu 5 :thị trường xuất khẩu gạo thế giới


    Biểu 6: Thị trường nhập khẩu gạo thế giới


    Nguồn: USDA, 1999.

    3.2. Mặt hàng cà phê

    Tín hiệu giá cả tốt trong những năm giữa thập kỷ 90 đã kích thích sản lượng cà phê tăng lên trong trung và dài hạn. Sản lượng cà phê thế giới tăng 2,7%/năm giai đoạn 1994-2005. Theo FAO, sản lượng cà phê toàn cầu dự tính đạt 7,31 triệu tấn vào năm 2005 so với 5,43 triệu tấn thời gian 1993-95. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê, Sản lượng của các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribê ước đạt 4,78 triệu tấn vào năm 2005. Trong đó Braxin nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đạt sản lượng 2,3 triệu tấn năm 2005.
    Sản lượng cà phê dự tính sẽ tăng mạnh nhất ở các nước châu á với tốc độ tăng 3,31%/năm giai đoạn 1994-2005. Dự kiến đến năm 2005 sản lượng cà phê của châu á đạt 1,36 triệu tấn. Trong đó Việt Nam tăng 7,9%/năm, Inđônêxia 1%/năm, ấn Độ tăng 1,9%/năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...