Luận Văn Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với việt

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 21/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu
    thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1000
    năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La
    Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều
    nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ
    14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một
    tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản
    chủ nghĩa. Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng
    Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên,
    nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một
    cú nhấp chuột (Mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và
    nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc
    mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.
    Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyết
    định thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực
    kinh tế thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT, trong đó
    người mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ,
    càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng
    hóa, dịch vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí
    giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc
    của nền kinh tế thế giới.
    Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sự phát triển
    nền kinh tế toàn cầu. Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn của
    mình, TMĐT đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
    Những quốc gia đi tiên phong trong phát triển TMĐT như Mỹ và một số nước châu
    Âu đã gặt hái được những thành công không nhỏ. Đơn cử như trường hợp của tập
    đoàn máy tính Dell Computer Corp, kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình qua
    www.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh với Compaq, trở
    thành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới vào năm 2000. Vào thời điểm
    đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ngày (khoảng 18 tỷ USD/năm). Hiện nay
    doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt vào khoảng 50 tỷ USD/năm đối
    với các sản phẩm liên quan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch) đến máy
    in. Một ví dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của Google. Những dịch vụ
    mới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếm thư điện tử và
    file trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trên web, giúp Google thực
    hiện được sứ mệnh tổ chức thông tin toàn cầu. Về mặt tài chính, Google đã chứng
    tỏ thành công với doanh số 12,799.55 triệu USD trong năm 2008, tính riêng quý
    I/2009 là 5,508.99 triệu USD. Những con số này đã đưa Google t rở thành thương
    hiệu dẫn đầu thế giới hiện nay.
    Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ở TMĐT cơ
    hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong
    hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, tri thức, v.v trong khi vẫn còn đang
    chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên
    chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của
    TMĐT trên thế giới, đồng thời đối phó với những nguy cơ đến từ quá trình đó.
    Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàng ngày.
    Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chiến lược
    phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
    hướng đến năm 2020” đã khẳng định “Công nghệ thông tin và truyền thông là công
    cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông
    tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước”. Đối với Việt Nam, cơ hội phát triển
    không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nền
    kinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn. Cho nên, việc nghiên cứu, phát triển
    TMĐT đang trở thành một vấn đề bức thiết đối với các nước đang phát triển nói
    chung và Việt Nam nói riêng.
    Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ. Việc dự đoán tương lai
    phát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng
    và khoa học kỹ thuật mới không ngừng phát triển. Thế nhưng trước khi tiến vào
    vùng đất có nhiều điều chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một tấm bản
    đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ là một mô hình đơn giản, để dò dẫm từng bước và
    từng bước sửa đổi, tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay.
    Với những lý do cấp thiết trên, em xin chọn đề tài: “Triển vọng phát triển
    thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt
    Nam” làm khóa luận của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử.
    - Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển thương mại điện tử ở
    các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
    - Đề xuất một số giải pháp để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển.
    - Phạm vi nghiên cứu: Thương mại điện tử là lĩnh vực có ảnh hưởng rộng lớn
    trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn, bài khóa luận chỉ tìm hiểu
    thương mại điện tử ở các nước đang phát triển. Trong đó, tập trung đi sâu nghiên
    cứu và tìm giải pháp cho thương mại điện tử ở Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu,
    phân tích xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợp nghiên cứu lí luận và
    phân tích thực tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
    5. Kết cấu khóa luận
    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các
    bảng và Danh mục các hình, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử.
    Chương II: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang
    phát triển và thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . 5
    I. Giới thiệu chung về thương mại điện tử . 5
    1. Định nghĩa thương mại điện tử 5
    2. Đặc điểm của thương mại điện tử 8
    2.1. Hàng hóa trong thương mại điện tử 9
    2.2. Đối tượng tham gia thương mại điện tử 12
    2.3. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử . 13
    3. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử . 13
    II. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử . 15
    1. Lợi ích của thương mại điện tử 15
    1.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp 15
    1.1.1. Mở rộng thị trường 15
    1.1.2. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận 16
    1.1.3. Giảm lượng hàng tồn kho 19
    1.1.4. Hỗ trợ công tác quản lý 19
    1.1.5. Nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên 20
    1.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng 21
    1.2.1. Mua sắm mọi nơi mọi lúc 21
    1.2.2. Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn . 21
    1.2.3. Giá cả và phương thức giao dịch tốt . 22
    1.2.4. Chia sẻ thông tin nhanh chóng và dễ dàng . 23
    1.3. Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội . 24
    1.3.1. Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận
    nền kinh tế số hóa 24
    1.3.2. Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin 24
    1.3.3. Tăng cường lợi ích cho xã hội thông qua việc phát triển Chính phủ điện
    tử . 25
    2. Hạn chế của thương mại điện tử 25
    2.1. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh 26
    2.2. Chi phí đầu tư cao cho công nghệ . 26
    2.3. Khung pháp lý chưa hoàn thiện 27
    III. Một số điều kiện phát triển thương mại điện tử 27
    1. Hạ tầng cơ sở về công nghệ 27
    2. Hạ tầng cơ sở về nhân lực 27
    3. Vấn đề bảo mật, an toàn . 28
    4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động 29
    5. Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ 29
    6. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng . 29
    7. Hành lang pháp lý 30
    CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
    CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI
    ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 31
    I. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển . 31
    1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển . 31
    1.1. Những thành tựu mà các nước đang phát triển đã đạt được trong thương
    mại điện tử 31
    1.1.1. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử . 31
    1.1.2. Số lượng và chất lượng các hình thức giao dịch . 32
    1.1.3. Hoạt động thương mại và đầu tư vào công nghệ thông tin 33
    1.1.4. Xây dựng Chính phủ điện tử 35
    1.2. Những thách thức đối với việc phát triển thương mại điện tử ở các nước
    đang phát triển 36
    1.2.1. Sự lạc hậu về văn hóa số 36
    1.2.2. Lệ thuộc công nghệ 38
    1.2.3. Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung 39
    1.2.4. Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường 40
    1.2.5. Đối diện với những bất ổn tài chính quốc tế . 40
    1.2.6. Quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ kh oa học kỹ
    thuật 41
    2. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển 42
    II. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 49
    1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 49
    1.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế quốc dân . 49
    Việt Nam . 49
    1.1.1. Nhận thức về thương mại điện tử đã có những chuyển biến tích cực 49
    1.1.2. Hoạt động tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử được đẩy mạnh 50
    1.1.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước bước đầu được xây
    dựng 51
    1.1.4. Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ
    công trực tuyến 52
    1.1.5. Môi trường pháp lý đang từng bước hoàn thiện 53
    1.1.6. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm 53
    1.1.7. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống 54
    1.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt
    Nam . 55
    1.2.1. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam . 55
    1.2.2. Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp
    Việt Nam . 57
    2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở
    Việt Nam . 61
    2.1. Khó khăn 61
    2.2. Thuận lợi 63
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
    ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 67
    I. Tính tất yếu phải phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 67
    II. Phương hướng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam . 69
    1. Mục tiêu phát triển . 69
    2. Định hướng phát triển 70
    3. Phương hướng triển khai . 71
    III. Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 72
    1. Giải pháp vĩ mô . 72
    1.1. Phát triển Chính phủ điện tử . 72
    1.2. Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong thương mại điện
    tử . 73
    1.3. Nâng cao nhận thức của toàn dân về thương mại điện tử 75
    1.4. Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở nhân lực cho thương mại điện tử . 76
    1.5. Hoàn thiện hạ tầng cơ sở pháp lý về thương mại điện tử 77
    1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử . 78
    1.7. Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại 79
    1.8. Bảo mật an ninh thông tin . 79
    1.9. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử 80
    1.10. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng . 83
    2. Giải pháp vi mô . 84
    2.1. Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu . 84
    2.2. Chủ động tích cực tham gia vào thương mại điện tử . 84
    2.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh thương mại điện tử 86
    2.4. Xây dựng phương án kinh doanh thương mại điện tử 86
    2.5. Chú trọng việc tham gia các sàn thương mại điện tử 89
    2.6. Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử 90
    2.7. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử . 90
    KẾT LUẬN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...