Thạc Sĩ Triển vọng của ngành hàng thảo quả ở lào cai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LêI C¶M ¥N
    Trong thêi gian thùc tËp tèt nghiÖp võa qua, ®Ó hoµn thµnh ®îc luËn v¨n tèt
    nghiÖp, ngoµi sù nç lùc cña b¶n th©n t«i ®· nhËn ®îc rÊt nhiÒu sù quan t©m gióp
    ®ì cña c¸c tËp thÓ, c¸c c¸ nh©n trong vµ ngoµi trêng.
    Tríc hÕt, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o Khoa KT & PTNT –
    Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i hoµn thµnh
    luËn v¨n tèt nghiÖp.
    §Æc biÖt, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn c« gi¸o TS. NguyÔn ThÞ Minh
    HiÒn ®· tËn t×nh híng dÉn t«i trong suèt qu¸ tr×nh lµm luËn v¨n
    T«i xin ch©n thµnh c¶m ban l·nh ®¹o cïng toµn thÓ nh©n viªn cña Tæ chøc
    ph¸t triÓn Hµ Lan, Ban l·nh ®¹o cïng toµn thÓ nh©n d©n x· T¶ Ph×n ®· t¹o mäi
    ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i hoµn thµnh tèt ®ît thùc tËp tèt nghiÖp nµy.
    Cuèi cïng, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n tíi gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®· khÝch lÖ, cæ
    vò t«i hoµn thµnh luËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp nµy.
    T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
    Hµ Néi, ngµy 20 th¸ng 5 n¨m 2010
    Sinh viªn
    Vâ ThÞ DiÖu Thóy
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    3Khoa kinh tế & PTNT
    BQ Bình quân
    CC Cơ cấu
    DNTN Doanh nghiệp tư nhân
    DT Doanh thu
    DV Dịch vụ
    ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
    ĐVT Đơn vị tính
    HTX Hợp tác xã
    NĐ – CP Nghị định Chính phủ
    NTTS Nuôi trồng thủy sản
    SL Sản lượng
    SNV Tổ chức phát triển Hà Lan
    SX Sản xuất
    TSCĐ Tài sản cố định
    TTCN Tiểu thủ công nghiệp
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết đề tài
    Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên ở vùng núi cao có
    khí hậu ẩm và cận nhiệt đới. Thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất
    đất rừng. Ở Châu Á, Thảo quả được trồng ở các nước Ấn Độ, Nepal, Trung
    Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam thảo quả được trồng
    chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang
    và Yên Bái.
    4Khoa kinh tế & PTNT
    Thảo quả dùng làm gia vị thực phẩm, hạt Thảo quả có chứa hàm lượng
    tinh dầu từ 1-1,5%. Đặc biệt Thảo quả là một loại dược liệu dùng làm thuốc để
    chữa trị bệnh. Vì vậy Thảo quả là một loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh
    tế cao.
    Theo các cơ quan quản lý địa phương cho biết, việc phát triển gây trồng
    Thảo quả đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo.
    Nhiều địa phương đã coi Thảo quả là cây trồng chính thay thế cây thuốc phiện ở
    vùng cao. Chính vì Thảo quả có giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng cây này
    những năm qua tăng rất nhanh và sản xuất Thảo quả nhằm mục đích thương mại
    mới thực sự bắt đầu từ khoảng 10 năm trước kể từ khi giao dịch thương mại
    giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu phát triển. Hiện nay, hơn 95% lượng
    Thảo quả sản xuất ở Lai Châu và Lào Cai được bán cho Trung Quốc qua con
    đường thương mại không chính thức thông qua các thương lái người Hoa. Mặc
    dù Thảo quả mang lại thu nhập cho nông dân, nhưng tiềm năng kinh tế của nông
    sản này vẫn chưa được khai thác triệt để nhằm xóa đói giảm nghèo cho khoảng
    12.000 hộ nghèo phụ thuộc chủ yếu vào Thảo quả của hai tỉnh này.
    Năm 2008, Tổ chức phát triển Hà Lan SNV đã phối hợp với Sở Thương
    mại và Du lịch (TM&DL); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    (NN&PTNT); và Trung tâm khuyến nông (TTKN) triển khai chương trình phát
    triển chuỗi giá trị Thảo quả phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo tại các xã
    vùng cao của tỉnh Lào Cai.
    Lào Cai là tỉnh sản xuất Thảo quả chính, quan trọng nhất, với 6 huyện / thị
    canh tác Thảo quả bao gồm: Bát Xát, Văn Bàn, SaPa, Mường Khương, Bảo Thắng
    và Lào Cai. Thảo quả Lào Cai cũng được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.
    Xã Tả Phìn – huyện SaPa – tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương
    nằm trong vùng quy hoạch phát triển Thảo quả hiện nay nhằm giảm nghèo cho
    địa phương. Do vậy, phần lớn người dân ở đây đều tham gia canh tác thảo quả
    tạo ra tiềm năng lớn cho địa phương.
    5Khoa kinh tế & PTNT
    Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa liên
    quan đến lâm sản ngoài gỗ. Nhà nước cũng đã có một số chính sách để ngành
    hàng Thảo quả thực sự là một ngành chính đóng vai trò quan trọng trong phát
    triển kinh tế nông hộ. Tuy nhiên những nghiên cứu để phát triển ngành hàng
    Thảo quả còn rất ít, vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
    Xuất phát từ các thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của khoa kinh tế và
    phát triển nông thôn trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Tổ chức phát triển
    Hà Lan SNV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích ngành hàng
    Thảo quả ở xã Tả Phìn – huyện SaPa – Tỉnh Lào Cai ”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích và chẩn đoán sự phát triển của ngành hàng Thảo quả ở xã Tả
    Phìn. Từ đó đưa ra các hướng tác động phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển ngành
    hàng Thảo quả ở xã Tả Phìn - Huyện SaPa – Tỉnh Lào Cai.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    1- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về ngành hàng và ngành hàng
    Thảo quả.
    2- Xác định được các tác nhân tham gia vào ngành hàng và sự điều phối các
    hoạt động của các tác nhân trong ngành.
    3- Phân tích đánh giá hiệu quả và chẩn đoán ngành hàng Thảo quả.
    4- Đề xuất một số bài học kinh nghiệm và các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình
    phát triển ngành hàng Thảo quả ở xã Tả Phìn – huyện SaPa – Tỉnh Lào Cai.
    1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1.1 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ngành hàng Thảo quả
    1.31.2 Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2007 đến 2009
    1.3.1.3 Phạm vi không gian: Xã Tả Phìn - Huyện SaPa – Tỉnh Lào Cai.
    1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
    6Khoa kinh tế & PTNT
    Là tác nhân (hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX, các cơ quan chuyên môn,
    ) tham gia sản xuất kinh doanh Thảo quả ở xã Tả Phìn - huyện SaPa – Tỉnh
    Lào Cai.
    PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG
    THẢO QUẢ
    2.1 Một số khái niệm cơ bản
    2.1.1 Khái niệm ngành hàng
    Hiện nay có rất nhiều khái niệm về ngành hàng, mặc dù không mâu thuẫn
    nhưng cũng có sự khác nhau khi phân tích các khía cạnh về sản phẩm, tác nhân,
    tổ chức trong ngành hàng.
    7Khoa kinh tế & PTNT
    Theo các nhà nghiên cứu Pháp: Ngành hàng là tổng thể tất cả các hoạt
    động được gắn bó chặt chẽ với nhau theo chiều dọc từ sản xuất, chế biến, vận
    chuyển của một hay một nhóm sản phẩm giống nhau mà cuối cùng là để thoả
    mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
    Durufle (1988): Ngành hàng là một tổng thể của các tác nhân kinh tế
    tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối đến tận thị
    trường của một sản phẩm.
    Montigaud (1992): Ngành hàng là tổng thể các hoạt động liên quan chặt
    chẽ theo chiều dọc đối với một sản phẩm (hay nhiều sản phẩm cùng nhóm) và
    cuối cùng là để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
    Malassis (1992): Khái niệm ngành hàng có quan hệ tới một hay một nhóm
    sản phẩm có liên quan, các sản phẩm này có quan hệ bổ sung hoặc có thể thay
    thể cho nhau. Quan điểm tiếp cận ngành hàng cho phép xác định các tác nhân
    (hãng, công ty, thương lái, hộ nông dân ) và các đặc trưng của họ về thể chế,
    quá trình hoạt động, qui mô sản xuất và khả năng thương thuyết thoả thuận, các
    công nghệ sử dụng và mối quan hệ sản xuất, vai trò của giao dịch, các mối quan
    hệ mang tính quyền lực của ngành hàng trong quá trình hình thành giá.
    Pierre Fabre (1994): Người ta gọi ngành hàng sản xuất là tổng thể các tác
    nhân (hay các bộ phận của các tác nhân) kinh tế góp phần trực tiếp tạo ra sản
    phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng vạch ra các hoạt động kế tiếp nhau, bắt
    đầu từ thượng nguồn (đầu vào) của một nguyên liệu – hay của một sản phẩm
    trung gian – cho đến hạ nguồn (đầu ra), sau nhiều giai đoạn chuyển hoá/giá trị
    hoá đối với một hay nhiều sản phẩm cuối cùng đưa đến với người tiêu dùng.
    Chính xác hơn, chúng ta có thể hiểu ngành hàng sản xuất là toàn bộ các
    tác nhân (hay bộ phận của tác nhân) kinh tế góp phần trực tiếp vào sản xuất, chế
    biến và đưa vào thị trường của cùng một sản phẩm nông nghiệp (hay chăn nuôi).
    Như vậy, ngành hàng là một chuỗi các hoạt động kinh tế, chẳng hạn từ
    việc trồng mía đến đường tinh khiết, từ trồng bông đến các mặt hàng dệt may, từ
    8Khoa kinh tế & PTNT
    việc nuôi lợn đến giết mổ, là đồ hộp Ngành hàng cho phép mô tả, từ đầu vào
    đến đầu ra, chuỗi các hoạt động chế biến và phân bổ làm giá trị hoá các nguồn
    lực của đất nước.
    Ngành hàng là một chuỗi các hoạt động kinh tế được tạo ra bởi các tác
    nhân tham gia vào ngành hàng từ khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào đến sản
    phẩm tiêu dùng cuối cùng.
    2.1.2 Khái niệm về các bộ phận cấu thành của ngành hàng
    2.1.2.1 Tác nhân
    Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt
    động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng: Tác nhân là
    những hộ, những doanh nghiệp tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt
    động kinh tế của họ.
    Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp
    các chủ thể có cùng một loại hoạt động. Ví dụ, tác nhân “nông dân để chỉ tập
    hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân để chỉ tập hợp tất cả các hộ
    thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không
    gian phân tích.
    Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng nhất
    định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc
    dân. Có thể phân loại các tác nhân thành một số nhóm tuỳ theo bản chất hoạt
    động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch
    vụ, hoạt động tài chính và phân phối .
    Trong thực tế, một tác nhân có thể có nhiều hoạt động khác nhau. Vì
    vậy, khi phân tích tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác nhân tham
    gia trong từng ngành hàng với chức năng cụ thể cho chính xác, tránh hiện tượng
    bỏ sót hay phân tích trùng lặp nhiều lần hoạt động của các tác nhân.
    9Khoa kinh tế & PTNT
    Trong phân tích ngành hàng theo luồng hàng, người ta thường chia thành
    các tác nhân sau: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người chế
    biến, người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng.
    2.1.2.2 Chức năng
    Mỗi tác nhân có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng
    của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Mỗi tác
    nhân có thể có một hay một vài chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên
    sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác
    nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng
    trước kề nó cho đến khi chức năng của các tác nhân cuối cùng ở luồng hàng kết
    thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
    2.1.2.3 Sản phẩm
    Trong ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình.
    Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm bán lẻ của mọi tác nhân khác
    chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động
    kinh tế, là “đầu ra” của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Trong ngành hàng,
    sản phẩm của các tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề nó.
    Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới
    là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. Do tính chất phong phú về chủng loại
    sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của
    các sản phẩm chính.
    2.1.2.4 Mạch hàng
    Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng
    quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm.
    Qua từng mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng
    được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. Điều đó
    thể hiện sự đóng góp của từng tác nhân trong việc tạo nên GDP của ngành hàng.
    2.1.2.5 Luồng hàng
    10Khoa kinh tế & PTNT
    Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên
    đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong mỗi ngành hàng.
    Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt
    động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế
    biến và lưu thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng.
    2.1.2.6 Luồng vật chất
    Luồng vật chất bao gồm nhiều tập hợp liên tiếp những sản phẩm do các
    tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua các tác nhân khác kề sau nó
    trong từng luồng hàng. Trong phân tích ngành hàng, thông thường người ta chỉ
    đề cập đến luồng vật chất của những sản phẩm chính.
    2.2 Nội dung chủ yếu của phân tích ngành hàng
    Theo các tài liệu nghiên cứu về phân tích ngành hàng trong và ngoài
    nước, nội dung chủ yếu của phân tích ngành hàng gồm các vấn đề chủ yếu sau:
    1. Xác định ngành hàng
    2. Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng thông qua hệ
    thống chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế với hai nội dung là phân tích tài chính
    và phân tích kinh tế.
    3. Rút ra kết luận chung và những đề xuất về mặt kinh tế xã hội cho sự phát triển
    của ngành hàng.
    2.2.1 Xác định ngành hàng
    Trong một ngành hàng, xuất phát từ điểm ban đầu là việc tạo ra một sản
    phẩm nhất định trải qua quá trình gia công, chế biến và lưu thông đã tạo ra các
    luồng chuyển dịch vật chất và cuối cùng chọn đã cho ra nhiều loại sản phẩm
    khác nhau. Để tạo ra các luồng hàng đó cần phải có các tác nhân tham gia trong
    mạch hàng với từng chức năng riêng biệt. Các tác nhân đó tạo ra các sản phẩm
    khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu chuyển dịch và tổng hợp các luồng hàng
    đó sẽ tạo ra một ngành hàng nhất định.
    11Khoa kinh tế & PTNT
    Để có thể đáp ứng được các yêu cầu phân tích ở các bước cần giải quyết
    một số nội dung cụ thể sau:
    * Đặt tên cho ngành hàng
    Đây là việc làm đầu tiên của phân tích ngành hàng. Tuỳ theo yêu cầu
    nghiên cứu mà đặt tên cho ngành hàng. Thông thường tên ngành hàng là tên của
    sản phẩm chính của tác nhân đầu tiên trong ngành hàng. Ví dụ: ngành hàng lúa,
    ngành hàng bông .
    * Xác định hệ thống tác nhân trong ngành hàng
    Đây là một việc khá quan trọng vì phân tích ngàng hàng là phân tích kết
    quả và hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng. Do đó yêu cầu
    phải xác định đúng và đầy đủ mọi tác nhân tham gia vào ngành hàng, lựa chọn
    và phân nhóm các tác nhân, sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lý trong từng
    mạch hàng, luồng hàng. Mỗi ngành hàng khác nhau trong mỗi phạm vi nghiên
    cứu khác nhau sẽ bao gồm các loại tác nhân khác nhau.
    * Mô tả quan hệ giữa các tác nhân
    Việc mô tả các tác nhân trong ngành hàng dựa trên cơ sở chức năng hoạt
    động của từng tác nhân, sản phẩm mà các tác nhân tạo ra và mối quan hệ giữa
    chúng trong ngành hàng. Ngoài ra còn phải chỉ rõ được mối quan hệ mật thiết giữa
    các tác nhân thông qua các luồng vật chất lưu chuyển và phương thức thanh toán.
    * Lập sơ đồ ngành hàng
    Đây chính là việc mô tả cấu trúc hoạt động của ngành hàng, Căn cứ vào
    hệ thống các tác nhân đã được xác định, chức năng và quan hệ giữa các tác nhân
    đã được mô tả để lập sơ đồ ngành hàng. Sơ đồ ngành hàng phải thể hiện được
    mối quan hệ giữa các tác nhân qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và lưu thông
    cũng như các hoạt động cung cấp đầu vào và được ghi nhận với số lượng vật
    chất lưu chuyển qua từng mạch hàng.
    Trong sơ đồ ngành hàng, mỗi tác nhân tham gia trong ngành hàng được
    biểu diễn bởi các hình chữ nhật thể hiện sự cấu thành một “lãnh thổ” kinh tế
    12Khoa kinh tế & PTNT
    đóng kín bởi một “biên giới”. Mối quan hệ giữa các tác nhân với nhau thể hiện
    sự lưu chuyển của các luồng vật chất qua từng mạch hàng được biểu thị bằng
    các mũi tên với các ký hiệu khác nhau cho từng loại sản phẩm trung gian.
    Ngay sau khi xác định được các luồng hàng thì điều quan trọng là phải
    xác định được lượng vật chất trao đổi cũng như các giá trị tiền tệ mà chúng biểu
    thị. Lượng vật chất và lượng giá trị đó sẽ được ghi đầy đủ ở khoảng cách giữa
    các tác nhân hoặc phần bên dưới của các tác nhân trong ô hình chữ nhật. Việc
    xác định lượng vật chất lưu chuyển còn dựa vào các hệ số kỹ thuật. Thông
    thường có hai loại sơ đồ: Sơ đồ biểu diễn về các đại lượng vật chất và sơ đồ biểu
    diễn về mặt giá trị của ngành hàng.
    - Lập sơ đồ về luồng vật chất dựa trên quan hệ mô tả quan hệ giữa các tác
    nhân, các hệ số kỹ thuật. Trong sơ đồ biểu diễn về các đại lượng vật chất, từng
    loại sản phẩm lưu chuyển được ký hiệu bằng từng loại mũi tên khác nhau.
    - Lập sơ đồ về giá trị dựa trên cơ sở sơ đồ về luồng vật chất và đơn giá
    sản phẩm. Trong sơ đồ về giá trị chỉ còn một loại mũi tên ký hiệu về sự vận
    hành của luồng tiền qua từng tác nhân.
    Xác định ngành hàng là bước đầu tiên quan trọng của phân tích ngành
    hàng. Nếu không giải quyết tốt bước này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối
    cùng của sự phân tích ngành hàng, vì trong một chừng mực nào đó chúng quyết
    định tới hình thức tổ chức của từng giai đoạn tổ chức sản xuất – kinh doanh
    trong ngành hàng. Do đó để xác định ngành hàng được tốt thì ngoài việc phải
    nghiên cứu để có thể hiểu sâu sắc và đầy đủ về ngành hàng, cần phải tổ chức tốt
    việc thu thập số liệu và các thông tin cần thiết có liên quan trực tiếp hoặc gián
    tiếp đến ngành hàng. Thiết lập được sơ đồ ngành hàng với các số liệu, thông tin
    đầy đủ chính xác sẽ giúp cho việc phân tích được thực hiện, từ đó sẽ rút ra được
    những kết luận và đề xuất xác đáng cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở
    đề ra các chính sách hợp lý về chiến lược phát triển ngành hàng. Sơ đồ ngành
    13Khoa kinh tế & PTNT
    hàng là bức tranh suy rộng của toàn bộ ngành hàng trong phạm vi nghiên cứu
    trên cơ sở các mẫu đại diện. Từ đây cũng có thể biết được giá trị gia tăng của
    toàn bộ ngành hàng.
    2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng
    Việc phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng được
    thực hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế với hai nội
    dung là phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
    - Trong phân tích tài chính mọi chi phí và kết quả sản xuất chỉ được tính
    cho các khoản mua vào, bán ra, không tính cho các khoản tự sản tự tiêu.
    - Trong phân tích kinh tế, mọi chi phí và kết quả sản xuất đều được tính
    cho tất cả các khoản mua vào, bán ra và tự sản tự tiêu.
    2.2.3 Kết luận và đề xuất
    Sau khi phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân cần rút ra kết luận
    và đề xuất về mặt kinh tế xã hội cho sự phát triển của ngành hàng.
    2.3 Vai trò của ngành hàng đối với xóa đói giảm nghèo
    2.3.1 Tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú phục vụ cho tiêu dùng
    Phát triển chuỗi giá trị là giải pháp hết sức quan trọng nhằm huy động tối
    đa các nguồn lực sẵn có ở nông thôn hay miền núi như tài nguyên thiên nhiên,
    nguồn nguyên liệu phế phẩm của nông nghiệp được huy động vào quá trình sản
    xuất kinh doanh, cũng như khai thác nguồn vốn trong nhân dân, cơ sở kỹ thuật
    và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh sản xuất
    nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá chất lượng tốt, phục vụ đắc lực cho nhu
    cầu tiêu dùng của người dân cũng như cho thị trường xuất khẩu hàng hóa ra
    nước ngoài ngày càng phong phú hơn.
    Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng
    chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm đã làm cho các làng nghề năng động
    14Khoa kinh tế & PTNT
    hơn. Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì việc phát
    triển chuỗi ngành hàng đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng như nông sản, may
    mặc, gốm sứ, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
    khẩu là rất quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là thời gian qua ở các làng nghề
    truyền thống đã có hàng trăm ngàn hộ bỗng dần chuyển sang phát triển ngành
    hàng hoặc vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh theo chuỗi ngành
    hàng. Vì thế, đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất cho
    kinh tế nông thôn. Việc sản xuất trong các làng nghề truyền thống đang hướng
    vào những sản phẩm kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng khắp chứng tỏ rằng:
    Sản xuất và lưu thông của hàng hoá của làng nghề truyền thống phát triển mang
    tính hàng hoá tập trung khá rõ nét.
    2.3.2 Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi
    Những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều biện pháp để giải
    quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi như: Đẩy mạnh việc
    hợp tác lao động quốc tế, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, thâm canh tăng
    vụ, phát triển chăn nuôi, phát triển thương mại dịch vụ Những biện pháp này ít
    nhiều đã có tác động tích cực giải quyết một phần công ăn việc làm cho người
    lao động ở đây. Song sản xuất nông nghiệp, bản thân nó không thể có khả năng
    giải quyết số lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. Cho nên, trong điều kiện
    diện tích dất canh tác ít, nguồn vốn hạn hẹp, lao động dư thừa thì việc tìm ra
    biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc là cho người lao động là đòi hỏi cấp bách
    và có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn hiện nay. Một trong những giải pháp có
    chiến lược là phát triển chuỗi giá trị ở nông thôn với nhiều ngành đa dạng,
    phong phú và có khả năng phát tiển rộng khắp trong nông thôn. Sự phát triển
    của chuỗi giá trị không chỉ thu hút lao động ở gia đình, làng xã mình mà còn thu
    hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Đồng thời phát
    triển chuỗi giá trị còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều
    công ăn việc làm cho người lao động. Chẳng hạn, nghề chế biến lương thực,
    15Khoa kinh tế & PTNT
    thực phẩm tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, ngành tái chế tạo điều kiện
    cho mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu phát triển.
    2.3.3 Thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở miền núi và
    tăng tích luỹ
    Người dân ở vùng nông thôn thuộc các tỉnh miền núi có thu nhập rất thấp.
    phần lớn họ là những nông dân sản xuất nông nghiệp cần mẫn để đảm bảo
    nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình và cho các đối tượng có
    nhu cầu khác. Nhiều nông dân kiếm được thêm thu nhập khi họ bán các sản
    phẩm nông nghiệp dư thừa ra thị trường tuy nhiên họ không chú trọng đến việc
    sản xuất các loại cây hàng hóa cho thị trường. Do đó, việc phát triển chuỗi
    ngành hàng nhằm giúp cho người nông dân cải thiện hoạt động sản xuất của
    mình tạo được nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo hơn cho gia đình.
    Qua thực tế ở một số ngành hàng cho thấy, thu nhập của một lao động
    tham gia ngành hàng bao giờ cũng cao hơn thu nhập của một lao động thuần
    nông. Theo kết quả điều tra của Cục chế biến nông, lâm sản và ngành nghề nông
    thôn năm 1997 thì thu nhập bình quân/tháng từ hoạt động ngành nghề của một
    lao động thường xuyên là 430.000 đồng đối với cơ sở chuyên ngành nghề,
    263.000 đồng đối với hộ chuyên và 186.000 đồng đối với hộ kiêm, bằng 1.6 –
    3.9 lần so với hộ thuần nông nghiệp và bằng 1.5 – 3.5 lần so với lương tối thiếu.
    Giá trị tăng lên trong năm từ hoạt động ngành nghề là 11.247.000 đồng với cơ
    sở chuyên và 2.936.000 đối với hộ kiêm. Tuy khả năng tích luỹ được tách ra từ
    một lao động của một hộ ngành nghề chưa lớn và rất thấp so với cơ sở chuyên
    nhưng đã cao hơn rõ rệt so với các hộ thuần nông.
    Có thể thấy rõ thu nhập từ các hoạt động ngành nghề nông thôn cao hơn
    hẳn thu nhập của các hộ thuần nông. Thực tế này cho thấy đã có sự năng động
    trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp ngành nghề nông
    thôn cũng như tiềm năng to lớn trong việc tạo ra thu nhập cho người lao động
    trong khu vực này. Thu nhập từ các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp ngày
    16Khoa kinh tế & PTNT
    càng đóng vai trò quan trong trong thu nhập của các hộ kiêm. Trên cơ sở tạo
    công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, ngành nghề nông thôn
    được coi như là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội theo hướng tăng hộ
    giàu, giảm hộ nghèo, tăng phúc lợi xã hội cho người dân.
    Riêng đối với ngành hàng Thảo quả, trong những năm gần đây Thảo quả
    đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm. Thảo
    quả đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở
    các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Vì vậy, Thảo quả đã được đánh
    giá như một yếu tố quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao,
    vừa góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Với nhận thức trên, nhiều địa phương
    đã có chủ trương khuyến khích người dân gây trồng Thảo quả. Diện tích Thảo
    quả gây trồng ở Việt Nam hiện nay khoảng 20.000 ha mà chủ yếu tập trung ở
    tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu. Thảo quả là cây giúp bà con nông dân xoá đói
    giảm nghèo, theo đánh giá của người dân địa phương ngoài thu nhập từ các cây
    hoa màu thì thu nhập từ Thảo quả chiếm 50%.
    2.4 Đặc điểm của ngành hàng Thảo quả
    Cây thảo quả là cây có vị thuốc, cây làm gia vị thường được dùng thêm vào
    bánh kẹo, chè lam, bột ngũ vị, phở Theo đông y, thảo quả có vị cay, chát, tính
    ôn, chữa đau bụng, đầy trướng, chữa sốt, sốt rét tiêu thực, làm thuốc lợi tiểu giải
    độc,
    Là một cây đặc sản, mặt hàng có giá trị kinh tế xuất khẩu cao được sử dụng
    trong nhiều lĩnh vực, song trong công nghiệp thực phẩm – làm gia vị chiếm tỷ
    trọng lớn hơn cả. Trong cuộc sống, người dân thường dùng thảo quả tươi muối
    để làm thức ăn, chữa bệnh. Thảo quả khô được sử dụng như một vị thuốc để
    chữa các bệnh về đường ruột, cảm lạnh Thảo quả là một cây có giá trị kinh tế
    cao, phù hợp với kinh tế vùng cao, vùng sâu vùng xa. Phát triển cây thảo quả
    hợp lý, bền vững sẽ tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc nâng cao đời sống, góp
    17Khoa kinh tế & PTNT
    phần xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ cây thuốc phiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
    sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng.
    Với tính năng đa dạng như trên, thảo quả được khai thác và sử dụng rộng rãi
    trong hàng trăm ngành của nền kinh tế quốc dân và được chia làm các nhóm sản
    phẩm chính sau:
    - Sản xuất gia vị
    Có 40 công ty gia vị ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các
    công ty gia vị nằm ở TP. Hồ Chí Minh nhưng lượng thảo quả sử dụng rất hạn
    chế. Các công ty này sử dụng thảo quả làm gia vị cho món ăn, thực phẩm như
    thảo quả muối,
    - Làm thuốc đông y
    - Làm đồ uống: thảo quả có thể tạo hương thơm trong sữa, đồ uống có vị ngọt,
    đồ uống có cồn.
    - Các loại khác: thảo quả được sử dụng trong mỹ phẩm và nước hoa, làm sạch
    không khí, chất tạo hương thơm và một số tính năng khác.
    2.5 Tổng quan ngành hàng Thảo quả trên Thế Giới
    Trong thương mại quốc tế, thảo quả có nhiều loại khác nhau: thảo quả
    xanh hay còn gọi thảo quả nhỏ (Elettaria cardamomum) và thảo quả đen hay
    còn gọi thảo quả to (Amomum cardamomum).
    Thảo quả xanh và thảo quả đen là các sản phẩm khác nhau với chất lượng
    và công dụng khác nhau. Hiện nay vẫn chưa rõ thảo quả đen có phải là sản phẩm
    kém hơn được dùng thay thế cho thảo quả xanh hay không. Vị của hai loại thảo
    quả này rất khác nhau: thảo quả xanh có vị thơm ngọt còn thảo quả đen thì có vị
    cay và mùi khói. Thảo quả xanh được dùng rộng rãi hơn, nhất là ở vùng
    Scandinavi và Trung Đông.
    ã Về sản xuất
    Tổng sản lượng của cả thảo quả đen và thảo quả xanh trên Thế giới ước
    đạt 48.000 MT tấn / năm, trong đó thảo quả xanh chiếm phần lớn.
     
Đang tải...