Báo Cáo Triển khai thực hiện bảo hiểm y tế cho người cận nghèo

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề:
    Phát triển nhanh và bền vững đang là mục tiêu quan trọng trong cải cách kinh tế - xã hội của đất nước ta. Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công tác giảm đói nghèo được Nhà nước coi là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển. Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhờ đó trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 18,2% năm 2006 và đến nay còn khoảng 13% (mục tiêu đặt ra đến năm 2010 còn 10 – 11% hộ nghèo). Chính vì vậy Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành tựu giảm tỷ lệ nghèo đói tốt nhất.
    Mặc dù có được tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng vẫn còn thiếu yếu tố bền vững, bởi vì trong số những người nghèo còn lại hiện nay thì phần lớn là những hộ gặp rất nhiều khó khăn để giảm nghèo và đồng thời những hộ thuộc diện cận nghèo cũng rất dễ bị tái nghèo khi gặp phải những rủi ro, nhất là khi gặp phải những vấn đề về sức khỏe và y tế. Nghèo đói phân bổ không đều giữa các vùng ở Việt Nam. Tỷ lệ hộ nghèo đói ở khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao. Tình trạng cơ sở hạ tầng của vùng nghèo chậm được cải thiện. Đa số người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Trước tình hình đó nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo đã được đưa vào thực hiện, xong chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa rõ ràng minh bạch ở một số địa phương, chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo, vì vậy hiệu quả thực hiện chưa cao, chưa tác động mạnh tới cộng đồng người nghèo.
    Mục tiêu cơ bản của công cuộc xóa đói giảm nghèo là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư; ưu tiên phát triển y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV/AIDS; hình thành, mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo, người cận nghèo, người bị rủi ro do thiên tai, giảm thiểu mức độ dễ tổn thương cho người dân, tăng cường vai trò của các hội và đoàn thể tham gia vào mạng lưới an sinh xã hội; thực hiện cải cách hành chính .
    Về y tế, cần phải tăng cường củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, duy trì và phát triển các dịch vụ y tế cộng đồng, ưu tiên cho việc phòng chống các bệnh ảnh hưởng tới người nghèo (sức khoẻ sinh sản, các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, các bệnh của trẻ em và các bệnh xã hội khác); nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; đảm bảo người nghèo có thể tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng; hỗ trợ người nghèo, cận nghèo trong việc chi trả các dịch vụ y tế.
    - Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người cận nghèo: Người cận nghèo được tham gia Bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 20 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo, với mức đóng hàng tháng được quy định tối đa bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng tự đóng.
    - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 25/2008/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2008 hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình cận nghèo theo quy định tại Quyết định 117/2008/QĐ-TTg: Hộ gia đình cận nghèo được quy định là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể:
    + Khu vực nông thôn: từ 201.000 đồng đến 260.000 đồng/ người/ tháng.
    + Khu vực thành thị: từ 261.000 đồng đến 338.000 đồng/ người/ tháng.
    - Với tiêu chí này thì hiện nay cả nước có khoảng 14 – 15 triệu người thuộc diện cận nghèo (khoảng 16% dân số) cần được Nhà nước hỗ trợ một phần mua thẻ bảo hiểm y tế.
    - Ở hầu hết các địa phương trong cả nước là chưa có cơ chế rõ ràng cho việc thanh toán, hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo. Việc khó khăn triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ này được cho là bị vướng mắc ở cả khâu xác định đối tượng cũng như là việc huy động các nguồn lực tài chính.
    - Phần lớn các cán bộ y tế ở trạm y tế xã ngoài việc khám chữa bệnh tại trạm còn tổ chức khám chữa bệnh tại nhà dân, xong chưa có quy định của cơ quan BHYT cho thanh toán BHYT đối với các trường hợp khám ngoại trạm bởi lý do không có bằng chứng để chứng minh. Hơn nữa, danh mục thuốc khám BHYT đôi khi chưa phù hợp với thực trạng bệnh tật của người dân nên ngoài việc thanh toán BHYT theo khung giá trần (đối với các dịch vụ được cơ quan bảo hiểm quy định) người bệnh còn phải trả các khoản chi phí khác cho khám chữa bệnh của họ. Đó cũng là một trong những lý do người bệnh đến khám, chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế tại tuyến xã còn hạn chế.
    Với thực trạng và yêu cầu nêu trên, báo cáo này sẽ nghiên cứu đánh giá thực hiện phương thức bảo hiểm y tế cho người cận nghèo để tổng quan những mặt mạnh và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để cho những người thuộc diện này sẽ có cơ hội được tiếp cận với các chính sách về xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, vừa góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần làm tốt hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo vào năm 2020.
     
Đang tải...