Báo Cáo Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục v

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam được đánh giá là rất phong phú, có tính đa dạng sinh học cao và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóùa đất nước. Tuy vậy, hiện nay với nhiều nguyên nhân khác nhau, các hệ sinh thái đất ngập nước (HST ĐNN) Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong những năm qua, các nghiên cứu về ĐNN đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Một số kết quả mới được khuyến nghị là cách tiếp cận sử dụng bền vững đa dạng sinh học (ĐDSH) và quản lý có sự tham gia của cộng đồng, bước đầu áp dụng đạt kết quả tốt.

    Rừng ngập mặn (RNM) Việt Nam nói chung, của khu vực miền Đông Quảng Ninh (Tiên Yên và Đầm Hà) nói riêng, có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường, sinh thái và kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ rõ sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái RNM với nhiều quần xã và loài khác nhau. Ngoài ra, RNM còn có giá trị to lớn về phòng hộ ven biển chắn sóng, gió bão và lũ lụt, xói mòn, bảo vệ nguồn hải sản vùng Đông Bắc của đất nước và cuộc sống của người dân ven biển, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, RNM tại khu vực này đang chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phát triển và sự gia tăng dân số, quản lý và bảo tồn không hiệu quả.

    Vùng cửa sông ven biển Đông Hải - Tiên Yên và Đại Bình - Đầm Hà, Quảng Ninh có các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù với các cánh rừng ngập mặn còn khá tốt cùng với các bãi triều và bãi bùn ven sông. Bên cạnh đó, khu vực này còn có các đồi núi thấp cùng với những vườn nhà . là các sinh cảnh phù hợp cho nhiều loài động, thực vật sinh sống, kể cả các loài di cư. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về khu hệ động, thực vật cũng như các hệ sinh thái của khu vực. Vì vậy,

    việc điều tra, khảo sát và đánh giá tính đa dạng sinh học của các loài cũng như các hệ sinh thái tại đây, đồng thời đánh giá được hiện trạng của chúng là vô cùng cấp thiết trong việc đề xuất cũng như áp dụng các giải pháp quản lý bảo tồn một cách có hiệu quả.

    Báo cáo này là kết quả nghiên cứu được triển khai trong khuôn khổ Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện từ năm 2008 đến 2009.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam; Phần Động vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.249-326.

    2. Nguyễn Hữu Dực, 2008. Khu hệ cá vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những giá trị bảo tồn. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    3. Phan Nguyên Hồng, 2004. Tổng quan hiện trạng rừng ngập mặn Việt nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

    4. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng
    5. Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 205 tr.

    6. Phan Văn Mạch, 1996. Báo cáo kết quả điều tra thực vật nổi vùng ven biển Cửa Lục Hòn Gai - Quảng Ninh. Tài liệu Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật trong báo cáo ĐTM xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2.

    7. Phan Văn Mạch, 2008. Môi trường và sinh vật nổi khu vực ven biển xã Đại Bình, huyện Đầm Hà và xã Đông Hải, huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    8. Lê Nguyên Ngật, 2008. Kết quả khảo sát lưỡng cư, bò sát ở vùng ven biển Tiên Yên, Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bìnhhuyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    9. Đỗ Văn Nhượng, 2001. Động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn đảo Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Số 1/2001. Trang 85-93.

    10. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, 2004. Dẫn liệu bước đầu về các loài cua ở rừng ngập mặn vùng cửa sông Hồng. Tạp chí Sinh học. Tập 24, Số 4: 13-19.

    11. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, 2008. Hiện trạng về nguồn lợi, tình hình khai thác và quản lý động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Binh - huyện Đầm Hà và xã Đồng Rui - huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    12. Đặng Anh Tuấn, 2008. Khu hệ thực vật vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những giá trị bảo tồn. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    13. Trần Thu Phương, 2008. Kinh tế-xã hội và hiện trạng năng lực quản lý bảo tồn trong vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải, huyện Tiên Yên và xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    14. Phạm Bình Quyền, 2008. Khu hệ côn trùng vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những giá trị bảo tồn. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT. 08.03. Hà Nội.

    15. Hoàng Văn Thắng, 2007. Chim vùng của sông Tiên Yên - Ba Chẽ. Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03. Hà Nội.

    16. Hoàng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, 2007. Đánh giá tổng quan về tài nguyên Đa dạng sinh học vùng cửa sông Tiên Yên - Ba Chẽ, Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề.

    17. Hoàng Văn Thắng (Chủ trì) và cs., 2009. Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường QMT.08.03. Hà Nội.

    18. Nguyễn Nhật Thi, 1971. Sơ bộ điều tra khu hệ cá vùng biển Quảng Ninh. Tập san Sinh vật - Địa học. Tập I, số 3 và 4 tháng
    19. 8 và tháng 11 năm 1971: 65-71.

    20. UBND huyện Đầm Hà, 2007. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh.

    21. UBND xã Đại Bình, 2007. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2008. Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh.

    22. UBND xã Đại Bình, 2008. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2008. Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh.

    23. UBND xã Đông Hải, 2007. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2008. Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

    24. UBND xã Đông Hải, 2008. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2008. Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...