Thạc Sĩ Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới. Hội nhập quốc tế bên cạnh những thách thức to lớn lại tạo ra cơ hội phát triển và áp dụng những tiến bộ của thế giới. Trong xu thế ấy, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra thế giới. Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ phù hợp thông lệ quốc tế
    Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần phát triển kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng các yêu cầu của
    Ủy ban Basel ( Basel II ) về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, gần đây NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro như :
    - Chỉ thị số 02/2005/CT- NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các ngân hàng tuân thủ đúng qui định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu bảo đảm tăng trưởng tín dụng hiệu quả, chú trọng quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ.
    - Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với KH.
    - Quyết định 475/2005/QĐNHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN Quy định về các các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM.
    - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM - sau đây gọi tắt là QĐ493 (thay thế QĐ488/2000/QĐ-NHNN5, ngày 27/11/2000 về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng–gọi tắt QĐ488).

    Các quyết định này bước đầu đã định hướng và mở ra lối đi trên con đường hội nhập cho các NHTM. Trong đó, các ngân hàng rất quan tâm đến chuẩn mực đánh giá KH và phân loại nợ, áp dụng chính sách trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng phù hợp và hiệu quả, xem xét tác động của việc trích lập và sử dụng dự phòng đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận dưới góc độ quản trị rủi ro ngân hàng.

    Qua khảo sát tình hình hoạt động của các Ngân hàng TM Việt Nam, Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM và Ngân hàng Đệ Nhất nói riêng, tác giả thấy có nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong mối quan hệ tác động giữa công tác xử lý rủi
    ro tín dụng với vấn đề quản trị kinh doanh ngân hàng. Vì lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

    Đóng góp ý kiến và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro tín dụng thông qua nợ tồn đọng, xem xét tác động của rủi ro tín dụng, mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với công tác trích lập và sử dụng dự phòng, liên hệ với kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất. So sánh với hệ thống các Ngân hàng cùng loại để có định hướng và giải pháp phát triển việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
    tại Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010 trong xu hướng hội nhập, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm tác động của chi phí dự phòng rủi ro .

    3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN:

    Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM để thấy được mức độ rủi ro tín dụng ở tầm vĩ mô đồng thời so sánh với thực trạng tại Ngân hàng Đệ Nhất.

    Bên cạnh phân tích, đề tài cũng đưa ra các đánh giá, định hướng chiến lược trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ tồn đọng nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất. Đồng thời đánh giá tác động của chi phí dự phòng rủi ro và biện pháp để giảm ảnh hưởng của chi phí trên.

    Đề xuất một số giải pháp trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đến năm 2010 tại Ngân hàng Đệ Nhất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của QĐ493, nhóm giải pháp đối với Chính phủ và NHNN để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Đệ Nhất và hệ thống Ngân hàng nói chung

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng thực hiện theo quyết định 493, QĐ488 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
    Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, địa bàn TPHCM và phạm vi chính là Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Với lý thuyết chuyên ngành tài chính – ngân hàng cùng với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia để thấy được các mặt mạnh, mặt yếu, những ảnh hưởng của Quyết định 493, QĐ488 nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đề xuất biện pháp và giải pháp phát triển việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng .

    6. THÔNG TIN CẦN THIẾT

    Thông tin thứ cấp:
    - Chiến lược và chính sách phát triển của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đến năm 2010, văn bản chính thức tại Đại hội cổ đông 08/2006 .
    - Các số liệu thống kê và các báo cáo chuyên ngành, báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất, các NHTMCP, Ngân hàng Nhà nước TPHCM
    - Kinh nghiệm xử lý nợ có rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Đệ Nhất ( các biểu báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng; tài liệu dự thảo chính sách phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế do Bộ phận quản lý tín dụng trình Tổng Giám đốc ).

    Thông tin sơ cấp:
    - Các bài viết chuyên ngành trên tạp chí ngân hàng, tạp chí phát triển kinh tế, các bài phỏng vấn và hỏi đáp các vấn đề chuyên môn liên quan đến xử
    lý nợ có rủi ro, biện pháp giải quyết nợ tồn đọng.
    - Tài liệu tập huấn tại buổi hội thảo tập huấn QĐ493 của NHNN TPHCM ngày 17/09/2005 cho các Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM.

    7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: gồm

    Phần Mở đầu
    Chương 1: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng .
    Chương 2: Thực trạng trích lập dự phòng để xử lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Đệ Nhất .
    Chương 3: Giải pháp phát triển công tác trích lập và sử dụng dự phòng RRTD tại Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    Tác giả đã nổ lực nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của Quý thầy cô, các anh chị học viên, bạn bè và những ai quan tâm đến công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng để vấn đề được nghiên cứu sâu rộng và hiệu quả hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...