Tiến Sĩ Trí tuệ cảm xúc của các giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hố Chí minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC
    DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
    8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh
    nghiệp tư nhân 8
    1.2. Trí tuệ cảm xúc 16
    1.3. Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân . 28
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc của giám
    đốc doanh nghiệp tư nhân 56
    1.5. Một số cách hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc 62
    Tiểu kết chương 1 . 65

    CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM
    XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.
    .66
    2.1. Nghiên cứu lý luận 66
    2.2. Nghiên cứu thực tiễn . 67
    Tiểu kết chương 2 . 88

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM
    ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN .
    .89
    3.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố
    Hồ Chí Minh 89
    3.2. So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân qua hai
    công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập) .
    . 115
    3.3. Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân trên một số bình diện .118
    3.4. Các yêu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân
    122
    3.5. Kết quả thực nghiệm nâng cao một số năng lực trí tuệ cảm xúc của giám đốc
    doanh nghiệp tư nhân 135
    Tiểu kết chương 3 . 146
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Trí tuệ cảm xúc (TTCX) có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động
    của mỗi cá nhân. Nó không chỉ là yếu tố đảm bảo hiệu quả của hành động mà còn là
    yếu tố hướng đạo, dẫn đường cho hành động, đặc biệt trong những tình huống cấp
    bách hay bất ngờ. Ngoài ra TTCX còn là yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm một hành
    động. Người có năng lực TTCX sẽ có nhiều cơ hội và khả năng thành công trong
    cuộc sống và công việc. TTCX hay kĩ năng con người đóng vai trò quan trọng hơn
    các kĩ năng về mặt kỹ thuật trong việc quyết định một người quản lí tài năng hay chỉ
    là một người đảm nhiệm vị trí tròn vai.
    Trong lĩnh vực kinh tế, giám đốc doanh nghiệp tư nhân (GĐDNTN) có thể là
    chủ doanh nghiệp, có thể là “chủ tịch hội đồng quản trị”, là người được thuê hay bổ
    nhiệm làm giám đốc quản lí một doanh nghiệp tư nhân. Họ là người đứng đầu của
    bộ máy quản lí doanh nghiệp với hiệu lực điều hành, chỉ huy cao nhất trong doanh
    nghiệp, có toàn quyền sử dụng quyền hạn được giao. Họ là đầu mối vận hành mọi
    hoạt động theo định hướng phát triển của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết
    quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    Đối với những GĐDNTN, TTCX đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì
    trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp có tồn tại và phát
    triển được hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào vai trò của người giám đốc. Những
    giám đốc doanh nghiệp thành công không chỉ là người có khả năng tính toán giỏi,
    biết đưa ra những ý tưởng kinh doanh táo bạo, sáng tạo, biết nhận định và lựa chọn
    những giải pháp kinh doanh một cách thông minh, nhanh nhạy mà cần có những
    năng lực khác. Chính những năng lực TTCX sẽ giúp họ định hướng tốt hơn cho
    chiều hướng phát triển của doanh nghiệp, của bản thân và lựa chọn người phù hợp
    nhất cho những định hướng của mình. Điều này giúp họ có thể quản lí và lãnh đạo
    tốt hơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, đứng vững trên thương trường và có
    đủ khả năng hội nhập kinh tế thế giới.

    Hiện nay, tình hình hoạt động kinh tế của đất nước nói chung và của các
    doanh nghiệp nói riêng đang diễn biến phức tạp, khó khăn. Những năm gần đây tăng
    trưởng GDP giảm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá
    sản. Đến cuối 2011, số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp
    sản xuất tăng 24,7% so với năm trước. Bốn tháng đầu năm 2012, cả nước có trên
    17.700 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với
    cùng kỳ năm, trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, công
    nghiệp, khai khoáng, xây dựng và bất động sản. Trước thực trạng kinh tế như vậy,
    áp lực công việc, trách nhiệm cá nhân khiến GĐDNTN dễ dàng rơi vào những trạng
    thái mất cân bằng tinh thần, dẫn đến những ứng xử, phản ứng không phù hợp, thiếu
    bình tĩnh trong xử lí các tình huống kinh doanh Nhiều vấn đề liên quan đến đời
    sống tinh thần, cảm xúc đặt ra cho GĐDNTN nên vai trò của TTCX càng quan
    trọng, cần thiết.
    Vai trò của TTCX trong công việc của nhà quản lí và lãnh đạo doanh nghiệp
    đã được thừa nhận. Đặc biệt đối với GĐDNTN khi bản thân họ phải chịu nhiều sức
    ép về mối quan hệ con người một cách trực tiếp, thì sức mạnh của TTCX ở bản thân
    người giám đốc lại càng trở thành yêu cầu cao. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều
    chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám đốc doanh nghiệp hiện nay mới chỉ chú trọng
    đến việc cung cấp những kiến thức chuyên ngành mà chưa quan tâm đúng mực đến
    việc rèn luyện những phẩm chất, huấn luyện những kĩ năng cần thiết cho sự thành
    công trong công việc sau này. Một số khóa học đã tổ chức những chuyên đề nhằm
    huấn luyện một số kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tạo động lực và động
    viên nhân viên, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí xung đột, kĩ năng giải quyết
    vấn đề . nhưng chưa thực hiện được việc hình thành TTCX cho các giám đốc doanh
    nghiệp một cách hệ thống và hiệu quả.
    Như vậy, trong thực tiễn đang xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là vai trò
    quan trọng của TTCX trong hoạt động của GĐDNTN hiện nay với việc đào tạo hay
    bồi dưỡng TTCX cho đội ngũ GĐDNTN còn chưa được quan tâm đúng mức. Trước
    thực trạng này, để giúp cho các giám đốc doanh nghiệp duy trì và vận hành tổ chức
    của mình một cách thành công, góp phần vào sự phát triển kinh tế cho nước nhà, cần
    phải có một chương trình đào tạo một cách toàn diện không chỉ là trí tuệ, kiến thức
    chuyên ngành mà cả TTCX cho họ. Muốn vậy trước hết cần có những công trình
    nghiên cứu thực trạng về những vấn đề liên quan.
    Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “TTCX của các GĐDNTN tại Tp.HCM” được triển khai.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng TTCX của GĐDNTN tại
    Tp. HCM; xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới TTCX của GĐDNTN. Trên cơ
    sở đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho các GĐDNTN này.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về TTCX, xây dựng
    các khái niệm công cụ của đề tài, xác định những cấu thành TTCX nói chung và
    TTCX của GĐDNTN nói riêng.
    3.2. Làm rõ thực trạng mức độ TTCX của giám đốc doanh nghiệp trên các khía
    cạnh cụ thể: mức độ năng lực nhận biết, hiểu, sử dụng và điều khiển cảm xúc của
    các GĐDNTN cũng như thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của
    GĐDNTN tại Tp. HCM.
    3.3. Thiết kế và tổ chức thực nghiệm tác động nhằm nâng cao một số thành tố
    TTCX còn hạn chế trong TTCX của GĐDNTN.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    TTCX của GĐDNTN.
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu gồm 120 giám đốc trong các doanh nghiệp tư nhân tại
    Tp. HCM, 30 nhân viên dưới quyền và 10 đồng nghiệp (của các GĐDNTN) .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...