Tiểu Luận Tri thức hóa nông thôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tri thức hóa nông thôn

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]MỞ ĐẦU

    Nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập l/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đứng vào hàng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo. Có dư thừa về lương thực không chỉ là yếu tố cơ bản để đảm bảo an ninh kinh tế mà còn là yếu tố cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội. Với một nước trên 80% dân số là nông dân, chiếm số đông trong dân số, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm của đất nước.
    Trong khi xã hội phát triển trước cuộc sống hiện đại, không ít người vẫn cảm thấy tự ti trước các khu công nghiệp lớn mọc lên. Chính điều này đã khiến số người hiểu sâu về nền kinh tế thị trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn rất ít . Khó hòa nhập đã khiến người nông dân cảm thấy cô quạnh, ít tự tin và nhận nhiều thiệt thòi về phần mình khi bị chèn ép về giá cả, bị mất đất, nhũng nhiễu, sẵn sàng mất tiền oan để cho qua mọi việc. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp và lao động nông thôn không có việc làm ngày càng tăng, vấn đề nông dân đã trở thành vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay.
    Cho nên việc “Trí Thức Hóa” nông dân là một hướng đi đúng để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con thường xuyên được tiếp cận, tiếp thu, bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm, cách thức, phương pháp làm ăn mới sẽ là bước chuyển căn bản, nhằm tạo ra một lực lượng lao động nông thôn có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 về "Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn".

    ******



    PHẦN III: KẾT LUẬN
    Với một đất nước “nông nghiệp” có nhiều đặc điểm cần phải được xem xét một cách thận trọng, nhiều vấn đề cần được quan tâm trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là phải thực sự lấy nông nghiệp làm cơ sở, lấy dân làm gốc cho sự phát triển. Muốn vậy trước tiên cơ quan chức năng các cấp cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giáo dục phổ cập kiến thức cho nông dân tao ra mặt bằng để nông dân tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Chú trọng hơn về đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân vì đây là tầng lớp tạo ra sản phẩm cho xã hội.
    Để người nông dân không bị tụt hậu trên đường dài và không bị “đuối hơi” khi bơi ra “biển lớn”, việc cập nhật, bổ sung kiến thức, thông tin phải được duy trì thường xuyên, liên tục, bền bỉ và thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Điều quan trọng nữa là những người mang “chất xám” đến với nông dân phải thực sự hiểu “cái bụng” bà con, biết đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn và chia sẻ với những khó khăn của họ, để từ đó có cách thức hướng dẫn, giúp đỡ bà con tận tình, chu đáo và mang lại hiệu quả rõ rệt.
    Đồng thời, Đảng và Nhà nước cần bổ sung và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao mức sống nông dân, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, việc dạy nghề, giải quyết nhu cầu việc làm cho nông dân; đảm bảo được mức và cơ cấu đầu tư để xây dựng hạ tầng nông thôn mới như Nghị quyết TW 7 (khóa X) đã chỉ ra; chỉ đạo có hiệu quả việc chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật và xúc tiến thị trường hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...