Luận Văn Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trong trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích luỹ được vốn kinh nghiệm, nhờ có nhận lại và nhớ lại mà con người có thể đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như vậy, không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hành động nào cũng như không thể phát triển tâm lý, nhân cách. Trí nhớ là một quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với đời sống tâm lý con người. L. M Xêtrênôp cho rằng trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý ’’, là “ cơ sở của sự phát triển tâm lý ’’. Ông nói rằng “ nếu không có trí nhớ thì các cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại dấu vết gì và do đó đẩy người ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh’’. Ngày nay người ta nghiên cứu trí nhớ không chỉ trong phạm vi biểu hiện của khả năng nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi người. Bởi chính nhờ có hoạt động trí nhớ mà con người tích luỹ được vốn kinh nghiệm xã hội, tạo nên kinh nghiệm phong phú, đa dạng ở mỗi cá nhân, làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Nếu không có trí nhớ thì không thể có một sự phát triển nào trong lĩnh vực trí tuệ cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người.

    Trong lĩnh vực dạy học và giáo dục, trí nhớ là một yếu tố rất cần thiết với mỗi học sinh. Trí nhớ giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trong bài giảng, trong sách vở; giúp học sinh giữ gìn và tái hiện những thông tin đó khi cần thiết. Nếu không có trí nhớ thì học sinh không thể tích luỹ được tri thức; từ đó không thể tiến hành quá trình tư duy, học tập. Nhận định được vai trò quan trọng của trí nhớ với hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở, tôi đã nghiên cứu về: “Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở’’.



    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Tìm hiểu trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả dạy học qua phương tiện truyền hình.


    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài về “ Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở ”

    - Thực hiện trắc nghiệm trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở.

    - Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học qua phương tiện truyền hình.


    4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    4. 1. Đối tượng nghiên cứu


    Trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở.

    4. 2. Khách thể nghiên cứu

    - 160 học sinh trường trung học cở sở Quang Trung Hà Nội trong đó bao gồm :

    + lớp 6G : 40 học sinh

    + lớp 7G : 40 học sinh

    + lớp 8G : 40 học sinh

    + lớp 9A : 40 học sinh

    4. 3. Phạm vi nghiên cứu

    - Sử dụng trắc nghiệm nghiên cứu trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở.

    - Do thời gian nghiên cứu ngắn ( 4 tháng ) nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tại một trường trung học cở sở Quang Trung Hà Nội

    - Thời gian nghiên cứu : từ tháng 12 /2006 đến tháng 3/ 2007.


    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    5. 1. Phương pháp quan sát


    Chương trình dạy học trên truyền hình không có nhiều chuyên đề cho học sinh trung học cơ sở và chỉ phát lại một bài 2 lần nên tôi chỉ tiến hành quan sát được 2 em học sinh lớp 6G và 2 em học sinh lớp 9A trường trung học cơ sở Quang Trung Hà Nội.

    5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu

    Tham khảo, thu thập thông tin về cơ sở lý luận thông qua sách, báo và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.

    5. 3. Phương pháp trắc nghiệm

    Sử dụng trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ, nhớ bảng số và trí nhớ hình tượng (nội dung và phương pháp thực hiện trắc nghiệm in trong phần phụ lục)

    5. 4. Phương pháp phỏng vấn

    Phỏng vấn 4 học sinh đã xem chương trình dạy học qua truyền hình gồm 2 học sinh lớp 6G và 2 học sinh lớp 9A.

    5. 5. Phương pháp thống kê toán học

    Sử dụng công thức tính tỉ lệ % để xử lý, phân tích thông tin nghiên cứu.

    - Khối lượng trí nhớ được tính theo công thức:

    Đ/TS × 100% trong đó Đ : số lượng thông tin nhớ lại đúng

    TS : tổng số thông tin cần nhớ trong bài tập

    - Độ chính xác của trí nhớ được tính theo công thức :

    Đ/ Đ + S × 100% trong đó Đ : số lượng vị trí thông tin nhớ lại đúng

    S : số lượng vị trí thông tin nhớ lại sai

    - Kết quả đánh giá như sau:

    + dưới 10% : Trí nhớ kém

    + 10% - 30% : Trí nhớ dưới trung bình

    + 30% - 50% : Trí nhớ trung bình

    + 50% - 70% : Trí nhớ khá tốt

    + 70% - 90% : Trí nhớ tốt

    + 90% - 100% : Trí nhớ rất tốt



    6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC


    - Phần lớn học sinh trung học cơ sở nhớ hình ảnh, từ ngữ và chữ số khá tốt, trong đó trí nhớ hình ảnh có mức độ phát triển cao hơn trí nhớ từ ngữ và chữ số.

    - Học sinh lớp 8, 9 nhớ lại khối lượng và độ chính xác của thông tin tốt hơn học sinh lớp 6, 7.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...