Luận Văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề cổ phần hóa từ đó đưa ra các giải pháp khả thi cho

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải các doanh nghiệp nhà nước – bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế nhà nước. Trong đổi mới kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Để giải phóng lực lượng sản xuất, tất yếu phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Muốn vậy, phải đổi mới mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước. Theo hướng đó, sau nhiều năm tìm tòi và thử nghiệm trong thực tế, Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hóa như một phương thức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước.
    Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã thực sự trở thành một trong những thách thức phải vượt qua trên con đường tiếp tục đổi mới kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém phát triển. Không vượt qua được thách thức này là rất nguy hại cho chính thành phần kinh tế nhà nước nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.
    Cho đến nay, với sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và tinh thần chủ động trong thực hiện của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã thu được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ, đủ để chứng minh tính đúng đắn của sự lựa chọn đó.
    Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề cổ phần hóa từ đó đưa ra các giải pháp khả thi cho công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp
    Nhiệm vụ của đề tài:
    - Làm rõ hơn những cơ sở lý luận của cổ phần hóa
    - Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp về vấn đề cổ phần hóa trong giai đoạn hiện nay
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: đi sâu nghiên cứu các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và tập trung vào công tác cổ phần hóa ở một số doanh nghiệp Nhà nước.
    Cơ sở và phương pháp nghiên cứu:
    - Cơ sở lý luận: Là các quan điểm của Đảng, Nhà nước, các Bộ thể hiện trong các Nghị định ban hành, các Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn thực hiện với tri thức khách quan và chủ quan về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
    - Cơ sở thực tiễn: Là thực tế công tác cổ phần hóa ở một số doanh nghiệp Nhà nước trong nước và trên thế giới
    - Phương pháp nghiên cứu: Trong qua trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp điều tra phân tích, phân tích tổng hợp, phương pháp thực chứng để đối chiếu, đánh giá các vấn đề và nêu lên những ý kiến của bản thân
    Kết cấu đề tài: Đề tài gồm lời nói đầu, chương I, chương II, chương III, kết luận và kiến nghị

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA 5
    DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5
    1.1 Khái niệm về CPH DNNN 5
    1.2 Tính tất yếu của việc CPH DNNN 8
    1.3 Mục tiêu, yêu cầu của việc CPH 12
    1.4 Đối tượng và điều kiện CPH DNNN 13
    1.5 Hình thức CPH 14
    1.6 Qui trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần 16
    1.7 Kết luận chương 25
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 26
    2.1 Khái niệm về giá trị doanh nghiệp và ý nghĩa của việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với CPH 26
    2.2 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 28
    2.2.1 Phương pháp tài sản 28
    2.2.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) 50
    2.2.3 Phương pháp khác 54
    2.3 Kết luận chương 58
    CHƯƠNG III: XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY 60
    CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT 60
    3.1 Giới thiệu về công ty 60
    3.1.1 Điều kiện CPH công ty công trình đường sắt 62
    3.1.2 Sự cần thiết phải CPH công ty công trình đường sắt 62
    3.1.3 Khả năng CPH của công ty công trình đường sắt 63
    3.2 Thực trạng của công ty công trình đường sắt 64
    3.2.1 Thực trạng về lao động 64
    3.2.2 Thực trạng về vốn và công nợ của công ty 65
    3.3 Xây dựng đề án CPH cho công ty công trình đường sắt 70
    3.3.1 Thành lập ban cổ phần hóa 70
    3.3.2 Lựa chọn hình thức cổ phần hóa 71
    3.3.3 Xác định giá trị doanh nghiệp 71
    3.3.4 Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 77
    3.3.5 Xác định số lượng cổ phần 78
    3.3.6 Đối tượng và tỷ trọng bán cổ phần 78
    3.3.7 Phương thức và địa điểm bán cổ phiếu 81
    3.3.8 Phương án sắp xếp lại lao động 81
    3.3.9 Phương án sản xuất kinh doanh 82
    3.3.10 Phương án phân phối lợi nhuận và lập quỹ 83
    3.3.11 Thu nhập người lao động 84
    3.4 Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần công trình đường sắt 84
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    PHỤ LỤC 98
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...