Tiểu Luận Trên cơ sở lý luận về văn hóa - chính trị và thực trạng về vhct ở nước ta. Đồng chí hãy phân tích ph

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính trị là sản phẩm tất yếu của các chế độ xã hội có giai cấp và nhà nước, chính trị có quan hệ mật thiết với kinh tế, là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Chính trị còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, của môi trường xã hội và những điều kiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể xác định. Mặt khác chính trị cũng tác động tới kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua hệ tư tưởng, đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền, của nhà nước và các thiết chế chính trị khác do giai cấp đó chi phối.
    Hoạt động chính trị, nhất là trong CNXH liên hệ mật thiết với văn hóa và cần phải phát triển tới trình độ văn hóa chính trị. Đó chính là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho chính trị phát huy được vai trò của mình đối với xã hội - xét về mặt tổ chức chính trị. Đồng thời góp phần phát triển năng lực sáng tạo và hoàn thiện nhân cách của con người chính trị - xét về phương diện cá nhân, từ nhà lãnh đạo, người quản lý cho đến từng công dân.
    Văn hóa, đó là toàn bộ những giá trị về vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hành động cua rmình thể hiện bản chất Chân Thiện Mỹ của nó.
    Chính trị, đó là lĩnh vực hoạt động gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và giữa các tập đoàn xã hội khác nhau mà hạt nhân là vấn đề giành giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
    Văn hóa chính trị là tổng hoặp những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị, nó là cái góp phần chi phối hoạt động của các cá nhân, của các nhà chính trị, góp phần định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định. Nó là một trong những cơ sở định hình và định hướng cho các phong trào chính trị, cho từng nền chính trị khác nhau trong lịch sử chính trị.
    Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, có lẽ không gì cô đọng bằng sự nhận xét của Lênin: Người mù chữ đứng ngoài chính trị.
    Văn hóa chính trị là một bộ phận của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị có những đặc thù, phản ánh một lĩnh vực hoạt động phức tạp của xã hội.
    Về cấp độ xã hội, văn hóa chính trị biểu hiện sự quan tâm của mọi người tới công việc quản lý, điều hành của nhà nước đối với toàn xã hội; sự quan tâm tới chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức khác của hệ thống chính trị và thái độ của xã hội đối với các hoạt động ấy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...