Tiểu Luận Trên cơ sở lý luận về quyền lực chính trị phân tích làm sáng tỏ nội dung và giải pháp góp phần thực

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Quyền lực” là phạm trù cơ bản nhất của chính trị học, nó được nghiên cứu từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật sự khoa học về phạm trù này. Theo nhà chính trị học R. Dahl thì quyền lực là cái mà nhờ đó có thể buộc người khác phải phục tùng. Còn nhà chính trị học L. Clipson thì quyền lực là cái mà nhờ đó có thể thực hiện được mục đích phối hợp. Theo quan điểm của giới lý luận Macxit thì quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi và phẩm hạnh của người khác nhờ một sức mạnh nào đó như uy tín, quyền hành, sức mạnh. Như vậy, quyền lực là khả năng, năng lực áp đặt ý chí của chủ thể này đối với chủ thể khác. Chủ thể ở đây là con người với mọi cấp độ của nó, có thể là nhóm cá nhân, nhóm xã hội (giai cấp, dân tộc, quốc gia).
    Theo A. Toffler, có 3 phương thức cơ bản để đạt tới quyền lực đó là: Bạo lực, của cải và trí tuệ. Trong 3 con đường trên việc đạt quyền lực bằng bạo lực có phẩm hạnh kém nhất, tiếp đến là đạt quyền lực bằng của cải, còn đạt quyền lực bằng trí tuệ có phẩm hạnh cao nhất. Song ông không thấy được rằng trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được hầu hết tư liệu sản xuất sẽ là giai cấp nắm toàn bộ quyền lực cơ bản trong xã hội.
    Tiếp cận vấn đề quyền lực trên quan điểm lịch sử cụ thể, CN Mác-Lênin không tuyệt đối hoá bất cứ một phương thức nào trong việc đạt quyền lực. Ứng với các cấp độ chủ thể khác nhau có phương thức đạt quyền lực khác nhau. Trong phạm vi khác nhau của đời sống xã hội và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, quyền lực cũng đạt được bằng phương thức không như nhau. Đứng trên quan điểm phát triển xã hội, một phương thức đạt quyền lực được xem là tốt nhất, khi bằng cách đó từng bước làm sao cho nhân dân trở thành chủ thể mọi quyền lực trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng những năng lực sáng tạo của con người ở tất cả cấp độ tồn tại của nó. Có nghĩa rằng, không kể bằng phương thức bạo lực, của cải hay trí tuệ miễn sao đem lại quyền lực cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Khi chưa giành được chính quyền hay bảo vệ chính quyền thì bạo lực cách mạng có ý nghĩa quyết định. Bạo lực cách mạng được hiểu là sức mạnh tổng hợp, nó là sức mạnh vật chất, tinh thần, quân sự của dân tộc, thời đại
    Có nhiều loại quyền lực cơ bản trong xã hội, như quyền lực công, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Quyền lực chính trị là quyền lực của 1 giai cấp, hoặc 1 liên minh giai cấp, đảng phái, nó nói lên khả năng thực tế của chủ thể đó trong việc thực hiện ý chí của mình trong chính trị và các chuẩn mực pháp quyền, nhờ đó mà lợi ích khách quan của chủ thể đó được thực hiện. Trong quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, đó là quyền lực của giai cấp cầm quyền, của lực lượng cầm quyền. Quyền lực nhà nước mang mọi đặc trưng của quyền lực chính trị nhưng đặc trưng cơ bản nhất nhờ đó phân biệt quyền lực nhà nước với các quyền lực chính trị khác là nó có thể thực hiện được một loạt những biện pháp mang tính cưỡng chế trên quy mô toàn xã hội.
    Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Do đó xét về bản chất quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị, nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó đặt ra. Nó có khả năng sử dụng các công cụ bạo lực của nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phục tùng ý chí của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...