Tiểu Luận Trên cơ sở lý luận về quan hệ chính trị và kinh tế, hãy phân tích tính tất yếu và nội dung, các giải

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để luận giải và làm sáng tỏ vai trò của nhân tố chính trị đối với phát triển kinh tế, bản chất quan hệ giữa chính trị và kinh tế. Trước hết chúng ta cần nắm vững khái niệm chính trị và kinh tế, bản chất quan hệ giữa chính trị và kinh tế.
    Có nhiều quan niệm khác nhau về chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét chính trị ở nhiều góc độ khác nhau, tuy vậy, trong bản chất của những hiện tượngvà sự kiện của đời sống chính trị có một đặc trưng qui định tính chính trị của chúng; Đó là lợi ích (đặc biệt là lợi ích kinh tế.). Do vậy, có thể xem chính trị - xét đến cùng - là quan hệ về lợi ích các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia, các dân tộc; là sự tham gia vào những công việc của Nhà nước, là việc vạch hướng đi và xác định những hình thức, nhiệm vụ của Nhà nước.
    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là nguồn gốc của mọi biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị. Theo nghĩa thực thể, kinh tế được tiếp cận ở hai phương diện: xét về mặt xã hội của quá trình sản xuất, thì đó là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng của cải trong xã hội. (ở giác độ này, người ta quan tâm trước hết vấn đề sở hữu về tư liệu sản xuất ). Ở phương diện thứ hai, chỉ nền kinh tế quốc dân với các ngành, các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể đang hoạt động. ( ở giác độ này, người ta thường quan tâm đến sức mạnh hiệu suất, hiệu quả của nền kinh tế quốc dân trong một thời điểm hay một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó.)
    Mối quan hệ chính trị với kinh tế được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét trên quan điểm duy vật lịch sử thông qua phân tích mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng và nó được phản ánh một cách rõ nét trong luận điểm của Lênin, Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, Đến lượt nó, bao giờ cũng tác động đến sự phát triển của kinh tế, văn hoá và xã hội. Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế. Thông qua mối quan hệ này, có thể trình bày mối quan hệ chính trị với kinh tế trên hai vấn đề sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...