Tiểu Luận Trên cơ sở lý luận về Đảng chính trị hãy phân tích để góp phần khẳng định tính tất yếu và nội dung c

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong xã hội, ở các giai cấp luôn tồn tại các nhóm lợi ích khác nhau. Các nhóm lợi ích này được hình thành từ sự tập hợp những người có lợi ích chung nào đó. Nhóm người có chung lợi ích này phân biệt với nhóm người có lợi ịch chung khác và họ luôn tìm mọi cách hoạt động để đạt mục tiêu của mình, thực hiện các lợi ích của mình. Việc liên kết, việc Tổ chức nhau lại như vậy phải dựa trên những cách thức xác định, có sự chỉ huy, điều khiển của những con người nhất định, với những phương châm hoạt động, nguyên tắc Tổ chức và với những công cụ hoạt động nhất định để thự hiện mục tiêu chính trị của nhóm. Sự liên kết như vậy sẽ tạo ra các Tổ chức chính trị trong xã hội.
    Tổ chức chính trị là tập hợp những người có chung lợi ích với nhau, được Tổ chức liên kết lại theo một cách xác định (thành một nhóm) thực hiện những hoạt động tập thể, có sự chỉ huy và điều khiển của những con người nhất định, với những phương châm hoạt động, nguyên tắc Tổ chức, công cụ hoạt động nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị nhất định.
    Trong quá trình hoạt động để thực hiện lợi ích chính trị của mình các Tổ chức chính trị này có thể đụng chạm đến các Tổ chức chính trị khác, sự đụng chạm lợi ích dẫn đến tình trạng các Tổ chức chính trị luôn tìm cách hạn chế lẫn nhau để bảo vệ lợi ích của mình. Mỗi giai cấp thông qua các Tổ chức chính trị của mình ngày càng có ý thức hơn vào việc phải giành quyền lực chính trị về tay giai cấp mình. Điều này cho thấy, không thể có Tổ chức chính trị phi giai cấp, vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột vừa bảo vệ lợi ích cho giai cấp bị bóc lột, thể hiện bản chất của Đảng chính trị.
    Có rất nhiều tiêu chí để phân loại Tổ chức chính trị, ví dụ như nếu xét theo thành phần XH của các thành viên mà Tổ chức đó đại diện thì các Tổ chức chính trị có thể chia thành: Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản, Tổ chức chính trị của nông dân, Tổ chức chính trị của công nhân. Nhưng nếu xét theo sự thừa nhận của nhà nước về sự tồn tại và hoạt động của các Tổ chức chính trị thì có thể chia: các Tổ chức chính trị được nhà nước thừa nhận (các Tổ chức chính trị hợp pháp) và các Tổ chức chính trị không được nhà nước thừa nhận (bất hợp pháp). Nếu xét xét theo trình độ phát triển của các Tổ chức chính trị, thì có thể thành 2 loại: Đảng chính trị và các Tổ chức chính trị khác.
    Như vậy Đảng chính trị là 1 hình thức phát triển cao của tổ chức chính trị. Các tổ chức chính trị phát triển đến 1 trình độ nhất định thì Đảng chính trị ra đời. Đảng chính trị là Tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp, tập hợp những người giác ngộ nhất về lợi ích giai cấp, kiên quyết đấu tranh bảo vệ và thực hiện lợi ích giai cấp. Một Tổ chức chính trị được coi là Đảng chính trị khi và chỉ khi Hệ tư tưởng của giai cấp đó đã được khái quát thành các học thuyết và mang tầm lý luận cao, trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động của Tổ chức chính trị. Không phải mọi giai cấp đều có khả năng lý luận. Lý luận giai cấp được hình thành khi giai cấp đó thực sự trưởng thành, đã có các thành viên nhận thức ra được vị trí sức mạnh, vị trí vai trò của giai cấp mình trong XH, xác định rỏ mục tiêu chính trị, lợi ích chính trị lâu dài mà giai cấp đó phải đạt tới. Những nhận thức trên được khái quát thành tư tưởng, học thuyết và trở thành phương châm hoạt động của các tổ chức chính trị. Các tư tưởng học thuyết này phải đại diện cho ý chí nguyện vọng của giai cấp, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Tổ chức và sự phát triển của lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân thất bại của "Việt Nam quốc dân Đảng" ở nước ta trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp vì chưa xác định được rỏ ràng chủ trương đường lối hoạt động của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...