Tiểu Luận Trên cơ sở lý luận văn hoá chính trị, hãy phân tích các nội dung giải pháp để nâng cao văn hoá chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Là một sản phẩm tất yếu của chế độ xã hội có giai cấp và nhà nước, chính trị có quan hệ mật thiết với kinh tế, là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Chính trị còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá, của môi trường xã hội và những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể xác định khác. Văn hoá nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và quan hệ của con người văn hoá nhập vào kinh tế và chính trị. Hoạt động chính trị, nhất là trong chính trị xã hội liên hệ mật thiết với văn hoá và càng phải đạt tới một trình độ văn hoá chính trị. Văn hoá là toàn bộ hoạt động của con người mang lại các giá trị vật chất lẫn tinh thần hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Văn hoá chính trị là văn hoá trong lĩnh vực chính trị của xã hội có giai cấp với nhiều quan hệ chính trị khác nhau. Văn hoá chính trị chính là sự thẩm thấu của văn hoá vào chính trị để nâng chính trị lên tầm văn hoá. Có văn hoá là có chính trị nhân văn, chính trị không có văn hoá là chính trị trị tàn bạo, thô thiển. Chính trị định hướng cho văn hoá phát triển hạn chế những sản phẩm không phục vụ cho con người, phát huy những mặt tích cực để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Văn hoá chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị, là một trong những cơ sở quan trọng chi phối định hướng hoạt động của các chủ thể chính trị, các phong trào chính trị, từng nền chính trị khác nhau trong lịch sử chính trị.
    Nội dung của văn hoá chính trị thể hiện ở các phương diện khác nhau. Đó là tổng hoà của những giá trị do chủ thể chính trị sáng tạo ra. Trong đó tri thức chính trị là những hiểu biết một cách có hệ thống về lĩnh vực chính trị, biểu hiện của nó bằng trình độ học vấn về chính trị, trình độ kinh nghiệm trong hoạt động chính trị thực tiễn, là sự thống nhất hữu cơ giữa tri thức lý luận chính trị và tri thức kinh nghiệm chính trị. Để có văn hoá chính trị, tri thức không chỉ trở thành phương pháp mà còn phải chuyển hoá thành xúc cảm, tình cảm nữa. Đó phải là trạng thái tích cực, là tình cảm cách mạng mà người hoạt động chính trị cần phải có. Đó là những văn hoá chính trị truyền thống được đúc kết từ trong lịch sử chính trị của dân tộc và nhân loại, làm nên nét đặc sắc riêng cho văn hoá chính trị cho dân tộc và thời đại ấy. Đó là hệ tư tưởng - đường lối chính sách, đây là bộ phận cốt lõi nhất của văn hoá chính trị, phản ánh khái quát lợi ích giai cấp, phương thức và con đường để thực hiện được lợi ích của giai cấp, mục tiêu của chủ thể chính trị. Tính chất, trạng thái của chủ thể chính trị là sự ngày càng hoàn thiện thể chế chính trị, biểu hiện ở sức mạnh, tính hiện thực của thiết chế - pháp chế, là sự kiện toàn của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị trong việc hiện thực hoá mục tiêu chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...