Tiểu Luận Trẻ em lang thang - Vấn đề bức xúc cần được quan tâm trước mắt

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Trẻ em lang thang - Vấn đề bức xúc cần được quan tâm trước mắt
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, là người chủ tương lai của đất nước. Mọi trẻ em phải được bình đẳng, được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, được học tập, được chăm sóc sức khoẻ, được quyền vui chơi và phát triển toàn diện.
    Tuy nhiên, bởi nhiều lý do khác nhau, một bộ phận trẻ em còn bị nhiều thiệt thòi, đòi hỏi xã hội phải có sự quan tâm giúp đỡ đúng mức hơn nữa. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là góp phần tích cực vào việc cải thiện môi trường xã hội lành mạnh, là thiết thực triển khai thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.


    I.THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG.
    Hiện nay trẻ em lang thang là hiện tượng xã hội diễn ra khá phổ biến ở những nước nghèo và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây hiện tượng trẻ em đi lang thang ở nước ta đã trở thành một vấn đề xã hội khá bức xúc và đáng quan tâm.
    Số trẻ em lang thang tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, ở các thị xã và các khu du lịch tập trung.


    1. NHỮNG CON SỐ VỀ TÌNH HÌNH TRẺ EM LANG THANG Ở NƯỚC TA:
    Theo số liệu điều tra sơ bộ, ở các tỉnh trọng điểm của nước ta hiện nay có khoảng hơn 19.000 ('98 ) trẻ em lang thang, nhưng trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều.
    Tỷ lệ trung bình các em trai khoảng dưới 70% và trên 30% các em gái.
    Độ tuổi trung bình của trẻ em lang thang là 6 đến 16 tuổi.
    Hai thành phố ở nước ta có số trẻ em lang thang lớn nhất là Hà Nội & thành phố Hồ Chí Minh.
    + Hà Nội : 2.700 em ( chiếm 18,8% cả nước )
    Điều tra một nhóm trẻ lang thang trên đường phố Hà Nội cho thấy:
    56% trẻ em bỏ học
    16% chưa đi học bao giờ
    27% mù chữ.
    + Thành phố Hồ Chí Minh : 7.100 em ( chiếm 43,8% cả nước ).
    Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Tỷ lệ các em:
    37,8% mù chữ
    26,4% chỉ biết đọc, biết viết .
    Về sức khoẻ do điều kiện dãi dầu mưa nắng, do thiếu ăn, do chỗ ở tồi tàn nên đa số các em đều bị bệnh tật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...