Tiểu Luận Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận cuối kì
    Môn: Xã hội học gia đình
    Giảng viên: Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm


    Đề bài: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học gia đình để phân tích, tập trung vào ba nội dung:
    1, Tính bức xúc của vấn đề
    2, Giải thích trên cơ sở lí thuyết, dữ liệu, kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề
    3, Phân tích, biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tương lai.




    Bài làm:
    Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao
    “ Gia đình là cấu trúc xã hội dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, hoặc những quan hệ than thiết khác giữa các cá nhân để cùng chung sống” ( Lê Ngọc Hùng 2009: 273 ).
    Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt Nam : “trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
    Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” là một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm hiện nay.
    Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi thân thương của mỗi người, nơi những nhân cách của mỗi đứa trẻ được hình thành và phát triển. Trong xã hội truyền thống cũng như xã hội hiện đại, vai trò của gia đình, trong đó đặc biệt là cha, mẹ, luôn được khẳng định trong nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý và định hướng cho những khát vọng vươn tới của trẻ. Bởi thế, trong giáo dưỡng trẻ, gia đình nào có phương pháp giáo dục đúng, tạo dựng được môi trường nhân ái, nhân văn thì nhân cách tốt đẹp của trẻ có cơ hội phát triển. Ngược lại, gia đình nào không có phương pháp giáo dục con trẻ, không tạo được môi trường giáo dục nhân văn, sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật.
    Xu hướng trẻ em và người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng: theo thống kê của cơ quan chức năng Bộ Công an cho biết: Từ 2000 - 2006, số vụ phạm tội do trẻ em và người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 đối tượng, riêng năm 2006, là hơn 10.000 vụ, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 đối tượng, thì 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, gồm 9.000 đối tượng (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng trên 15% tổng số vụ án hình sự, có tới 72% số người chưa thành niên phạm tội cho rằng các em không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình. ( Vũ Thị Thu Quyên, 2011)
    Như vậy, xã hội càng phát triển, con người càng bị xoáy sâu vào công việc nên có rất ít thời gian quan tâm tới gia đình của mình, vì thế, để chăm lo đầy đủ về mặt tình cảm cho con cái là rất khó. Tình trạng này thường tập trung trong những gia đình giàu có, bố mẹ giữ các chức vụ cao trong xã hội, học không có dủ thời gian quan tâm, chăm sóc tới con cái của họ. Chính vì thế, con cái cảm thấy thiếu thốn về mặt tình cảm, nên đã đi tìm kiếm niềm vui cho riêng mình, từ đó sinh ra hư hỏng, không nghe lời bố mẹ.
    Với sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường, giới trẻ thời nay hầu như được gia đình nuông chiều thái quá. Ngoài số tiền chi phí cho việc học tập, các em còn được chu cấp những khoản tiền khá “xủng xỉnh”, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí. Có thể nói, được đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu là một trong những nguyên nhân làm cho giới trẻ có lối sống sa đọa, dẫn đến những hệ lụy xấu.
    Ở hầu hết gia đình giàu có, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chính là “tiền”. Vì vậy dẫn đến một thực tế là con trẻ không biết quý trọng sức lao động mà tiêu xài hoang phí, không chăm lo học tập chỉ biết dựa vào cha mẹ.
    Hiện nay, rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nên con cái họ được bao bọc, nuông chiều thái quá. Khi con bảo cần tiền là cha mẹ sẵn sàng cho mà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...