Tiểu Luận Trầu cau trong đời sống văn hóa dân tộc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Trầu cau trong đời sống văn hóa dân tộc​
    Information
    MỤC LỤC

    1. Trầu cau nơi quê hương 4
    2. Công dụng của trầu cau 6
    3. Tục mời trầu 8
    4. Trầu cau trong nghi lễ cưới hỏi 14
    5. Tục cheo cưới 21
    6. Nghệ thuật têm trầu bổ cau 22
    7. Miếng trầu trong cách ứng xử đối với tha nhân 25
    8. Trầu cau qua những câu ca dao ví von 30
    9. Kết luận 35



    Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại cây đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Ðông Nam Á và ở một số quần đảo trên Thái Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hòa Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên dưới một vạn năm (1). Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiểu số xưa ở miền nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương tử trở xuống), tức người Trung Hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Ðiện, các dân tộc Việt-Mên-Lào, kể cả các dân tộc thiểu số như người Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thượng . trên bán đảo Ðông Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Ịộ cũng có nhiều nơi dân chúng có tục ăn trầu (2).
    Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực, ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng chống lạnh, chống sơn lam thủy khí; ăn trầu lại sạch miệng, răng lợi và xương cốt được bồi dưỡng, vững mạnh.
    Sự tích trầu cau - Ý nghĩa.
    Riêng tại xứ ta, tục ăn trầu tất nhiên đã có rất sớm, ngay tục dùng trầu cau làm sính lễ cưới hỏi thay muối (vì người xưa cho muối là quí nhất) có thể cũng có đã lâu, nhưng chưa biết bắt đầu từ thời điểm nào. Phải đợi đến cuối thế kỷ thứ XV, sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới được ghi chép lại thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang nhiều ý nghĩa thâm thúy.
    Theo tài liệu của Bùi Văn Nguyên, dịch giả cuốn Tân Ðính Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh, thì Trần Thế Pháp trong bài đề tựa sách của mình, có cho biết, chính ông là người đã sưu tập được cuốn Lĩnh Nam Chích Quái Lục, bản gốc, của một tác giả khuyến danh, có lẽ khởi thảo vào đời Trần. Sách chép những chuyện huyền hoặc, quái dị trong nước từ xưa đến nay, căn cứ vào lời kể của dân gian và chỉ được phổ biến trong từng địa phương.
    Ðược sách, họ Trần bèn nghiên cứu cho sáng tỏ đầu đuôi sự việc rồi chép lại, có sắp xếp và chỉnh lý về nội dung một số truyện.
    Sau đó, tác giả Vũ Quỳnh rồi Kiền Phú (đời hậu Lê) cũng dựa vào bản gốc để viết lại L.N.C.Q. theo sự sắp đặt riêng của mình. Ịặc biệt trong cuốn Tân Ịính L.N.C.Q., Vũ Quỳnh đã bổ xung nhiều chi tiết, thêm nhiều truyện mới và viết bằng một hình thức mới mẻ, hấp dẫn hơn.
    Sự tích Trầu Cau trong L.N.C.Q. đã có nội dung như thế nào?
    Vào thời xa xưa, có hai anh em nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang (tân lang có nghĩa là cây cau) rất mực thương yêu nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến trọ học nhà ông thầy họ Lưu.
    Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thầy yêu quí như con. Cô con gái của thầy cũng đem lòng quyến luyến, muốn chọn người anh làm chồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...