Tiểu Luận Trật tự xã hội và kiểm soát xã hội - môn xã hội học

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    5. Trật tự xã hội và kiểm soát xã hội

    5.1 Khái niệm trật tự xã hội:

    Theo các nhà lí luận đề cao lí thuyết hành động xã hội cho rằng: “trật tự xã hội là sự phù hợp về chủ thể hành động”

    Trật tự xã hội là khái niệm chỉ sự hoạt động ổn định hài hoà của các thành phần cơ cấu xã hội. Nó biểu hiện tình tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt đựoc sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài.

    Cơ chế đảm bảo cho trật tự xã hội cho đến khi đạt được sự công bằng và luôn tính đến lợi ích của nhóm. Vì thế, sự ổn định và trật tự của xã hội phụ thuộc vào sự mềm dẻo tính hiệu quả của thiết chế đó. Nó còn phụ thuộc vào khả năng điều kiện và duy trì sự kiểm soát, sự tương tác các lợi ích và sự lệch lạc của hành vi.

    5.2 Khái niệm về kiểm soát xã hội:

    August Comte, nhà xã hội học người Pháp – cha đẻ của ngành xã hội học, đã xác định xã hội học có hai chức năng cơ bản là :”Dự báo và Kiểm soát xã hội”. Đến nay, xã hội học thực sự trở thành một công cụ đắc lực của các nhà lãnh đạo, quản lí cả trong dự báo và kiểm soát xã hội.

    Thuật ngữ “ kiểm soát xã hội ” được sử dụng trong xã hội học được biểu thị như một quá trình mà xã hội thực hiện những cơ chế nhằm duy trì những khuôn mẫu và những quy tắc đã được xã hội thừa nhận.

    Tuy nhiên không phải lúc nào và ai cũng có thể hiểu và phân biệt được thuật ngữ này. Cho đến nay những nỗ lực nhằm phân biệt kiểm soát xã hội, trật tự xã hội và sự lệch chuẩn vẫn còn quanh quẩn một định nghĩa về mặt lý thuyết. Hầu hết các nghiên cứu về khái niệm “ kiểm soát xã hội ” vẫn có sự kết nối với khái nhiệm “ vấn đề xã hội ” và do đó nó tính đến cả kiểm soát xã hội chủ yếu và không chủ yếu,dẫn dến sự lựa chọn quá rộng hoặc quả hẹp. Nhưng gần đây có những cách hiểu hẹp hơn về khái niệm:

    - Theo Clakr và Gibb thì: Kiểm soát xã hội là các phản ứng xã hội đối với các hành vi được định nghĩa là lệch lạc,là vượt quá mức, là vi phạm chuẩn ( gồm cá phản ứng đi trước như nhà tù hay các thiết chế đã tồn tại theo nghĩa đi trước những hành vi lệch chuẩn tiềm tàng ).

    - Theo Black : Kiểm soát xã hội là một quá trình mà qua đó con người định nghĩa hành vi lệc chuẩn và phản ứng theo đó. Kiểm soát xã hội có mặt bất kì lúc nào và bất kì nơi nào mà người ta thể hiện những bất bình đối vời đồng loại của mình (ở đây hình thức kiểm soát xã hội là những cơ chế mà qua đó một cá nhân hay một nhóm thể hiện hay biểu thị sự không đồng tình ).


    - Theo Janovitz: Kiểm soát xã hội là khả năng của một nhóm xã hội hay cả xã hội trong việc điều tiết mình.

    Nhưng cách định nghĩa trên quá hẹp và không khái quát. Có thể định nghĩa chung như sau: Kiểm soát xã hội là phương pháp và cách thức mà xã hội thiết lập nhằm củng cố, duy trì những chuẩn mực xã hội nhằm ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những hành vi lệch lạc.

    Cũng có thể định nghĩa là sự bố trí các chuẩn mực xã hội, các giá trị và những thiết chế để ép buộc việc thực hiện chúng. Kiểm soát xã hội sẽ là khuôn mẫu cho các hành vi cá nhân, nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội chấp nhận đúng và làm theo.Kiểm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đẩy các hành vi lệc lạc vào khuôn phép hay một trật tự.

    Hay: Kiểm soát xã hội được hiểu là tất cả những hành vi hợp chuẩn ,làm cho xã hội phát triển ổn định, bình thường. Đây là định nghĩa hoàn chỉnh, hợp lý và dễ hiểu nhất.

    Kiểm soát xã hội được thưc hiện bởi các thiết chế xã hội như gia đình,tôn giáo, kinh tế, chính trị, giáo dục thông qua chức năng kiểm soát của mình các cá nhân phải tuân theo các chuẩn mực giá trị xã hội, những quy định hạn chế đối với hành vi

    Kiểm soát xã hội duy trì sự bền vững và sự ổn định, trật tự xã hội, đồng thời tạo ra sự thay đổi mang tính hợp lí và tích cực.

    Có thể nói:
    Nghiên cứu kiểm soát xã hội là một bộ phận không thể tách rời trong chương trình nghiên cứu xã hội học. Nó giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, biện chứng, khách quan về sự tồn tại của xã hội. Do đó sẽ hiểu sâu hơn những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, điều hòa hoạt động của xã hội nói chung, của tập đoàn xã hội và cá nhân nói riêng. Chuẩn mực xã hội do xã hội thiết lập và thay đổi, xã hội cũng tạo ra phương tiện kiểm soát xã hội khác nhau để đảm bảo việc thực hiện chuẩn mực đó. Các chuẩn mực xã hội hết sức phong phú, đa dạng về cơ cấu, về phạm vi ứng dụng và về hình thức kiểm soát xã hội để xã hội vận hành, phát triển bình thường[ .]

    Tính ổn định và sự phát triển của xã hội không thể có được nếu không có kiểm soát xã hội. Các thiết chế xã hội thực hiện chức năng kiểm soát được giao quyền hạn và có quyền áp dụng những biện pháp thưởng phạt các thành viên của xã hội. Mục đích của kiểm soát xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa dần dần đã thay thế sự kiểm soát chính thức bằng sự kiểm soát phi chính thức và sau đó là tự kiểm soát.

    Tăng cường hiệu lực hiệu lực quản lý của kiểm soát xã hội tại đơn vị, địa phương của mình, từ đó đưa ra những quyết định quản lý tối ưu hơn, tích cực cải tiến tác phong, lề lối làm việc đúng chuẩn mực, quy chế, hoàn thiên các thiết chế, giảm bớt các sai lệch xã hội đáng tiếc. Góp phần kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi một số sai lệch xã hội bức xúc hiện nay.
    [TS.Nguyễn Ngọc Thanh-TS.Nguyễn Thế Thắng, tập bài giảng xã hội học, 2004]

    5.3 Chuẩn mực xã hội và kiểm soát xã hội

    5.3.1 Chuẩn mực xã hội

    a. Khái niệm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...