Thạc Sĩ Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong công cuộc cải cách tư pháp, TA có vị trí trung tâm và xét xử tại phiên tòa được xem là hoạt động quan trọng nhất. Bởi vì, thông qua phiên tòa, các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là buộc tội và bào chữa được thực hiện một cách công khai, dân chủ, bình đẳng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho HĐXX thực hiện chức năng xét xử của mình bằng việc đưa ra những quyết định khách quan, đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý.
    Xác định được tầm quan trọng của việc tranh tụng tại phiên tòa với việc ra các phán quyết của TA, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Việc phán quyết của TA phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Tiếp đó, trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2205 một lần nữa yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp ”
    Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện chủ trương này còn nhiều hạn chế. Những quy định của BLTTHS 2003 cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết dẫn tới bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
    Đó là tình trạng phân định các chức năng tố tụng không rõ ràng, chồng chéo dẫn tới việc HĐXX lấn sân, làm thay chức năng của VKS như: HĐXX xét hỏi là chủ yếu, đặt những câu hỏi mang tính áp đặt buộc bị cáo khai đúng với những lời khai trước đó; Là tính thiếu chủ động của KSV tại phiên tòa khi thực hiện chức năng buộc tội.
    Bên cạnh đó, tranh tụng tại phiên tòa cũng bị hạn chế bởi tình trạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS như nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước TA, nguyên tắc về suy đoán vô tội và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa vẫn xảy ra . Thể hiện qua việc một số Thẩm phán còn hạn chế thời gian trình bày lời bào chữa của bị cáo hoặc người bào chữa; không yêu cầu KSV đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; mặc định về việc bị cáo là người có tội và chỉ chú ý tới chứng cứ buộc tội do VKS đưa ra .
    Thực tế cho thấy, khi quyền bào chữa không được đảm bảo thì rõ ràng là đã có sự mất cân đối, mất đi đối trọng cần thiết giữa hai chức năng “buộc tội” và “gỡ tội” – yếu tố quan trọng góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh những đảm bảo pháp lý khác thì đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa chính là một biện pháp hữu hiệu để quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực thi, góp phần cho HĐXX ra được những bản án khách quan, đúng pháp luật, góp phần giảm bớt án oan, sai.
    Để làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng tranh tụng tại phiên tòa của nước ta, hướng tới việc tăng cường và nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật TTHS Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. 7
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANH TỤNG 7
    TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ 7
    1.1. Khái niệm 7
    1.1.1. Tranh tụng trong TTHS. 7
    1.1.2. Tranh tụng tại phiên tòa hình sự. 11
    1.2. Quy định hiện hành của pháp luật TTHS Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa 15
    1.2.1. Về các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa. 15
    1.2.2. Về các chủ thể thực hiện tranh tụng. 17
    1.2.3. Về trình tự, thủ tục tranh tụng. 19
    CHƯƠNG 2. 25
    THỰC TIỄN TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA 25
    THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VIỆT NAM . 25
    2.1. Những kết quả đạt được từ thực hiện tranh tụng tại phiên tòa. 25
    2.1.1. Nâng cao vị trí, vai trò của LS. 25
    2.1.2. Nâng cao chất lượng xét xử. 26
    2.1.3. Nâng cao việc thực hiện quyền con người 28
    2.1.4. Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. 31
    2.2. Những mặt tồn tại trong thực hiện tranh tụng tại phiên tòa. 31
    2.2.1. Tình trạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của TTHS vẫn xảy ra và chưa đảm bảo thực hiện triệt để. 32
    2.2.2. Việc thực hiện chức năng tố tụng còn bất cập, chồng chéo. 35
    2.2.3. Xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu tranh tụng. 37
    2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong tranh tụng tại phiên tòa. 40
    2.3.1. Nguyên nhân khách quan. 40
    2.3.1.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật. 40
    2.3.1.2. Quy chế làm việc của ngành. 44
    2.3.1.3. Hạn chế về người tham gia bào chữa. 45
    2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 46
    2.3.2.1. Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, KSV và người bào chữa. 46
    2.3.2.2. Tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ Thẩm phán, KSV, LS 47
    CHƯƠNG 3. 49
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 49
    TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ 49
    3.1. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về tranh tụng tại phiên tòa. 49
    3.1.1. Hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản. 49
    3.1.1.1. Quy định nguyên tắc tranh tụng. 49
    3.1.1.2. Quy định nguyên tắc suy đoán vô tội 51
    3.1.2. Hoàn thiện chế định về bảo đảm quyền bào chữa. 53
    3.1.3. Hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia phiên tòa hình sự. 56
    3.1.4. Hoàn thiện về thủ tục xét xử tại phiên tòa. 59
    3.2. Thay đổi quy chế làm việc và kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, LS 60
    3.3. Đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đáp ứng yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa 64
    3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng 66
    3.5. Tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân. 67
    KẾT LUẬN 69
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...