Thạc Sĩ Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/10/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
    TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ
    THẨM 7
    1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh tụng . 7
    1.2. Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. . 13
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA
    KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM Ở TỈNH
    THÁI NGUYÊN 30
    2.1. Khái quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên . 30
    2.2. Những kết quả hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát
    nhân dân tỉnh Thái Nguyên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm . 36
    2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tranh
    tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên 43
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
    TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
    TỈNH THÁI NGUYÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM .55
    3.1. Những yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa
    hình sự sơ thẩm .55
    3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt
    động tranh tụng tại phiên tòa theo đúng tinh thần cải cách tư pháp . 59
    3.3. Một số giải pháp khác nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của
    kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 63
    KẾTLUẬN .74
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT


    BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
    CQĐT Cơ quan điều tra
    HĐXX Hội đồng xét xử
    HĐND Hội đồng nhân dân
    UBND Ủy ban nhân dân
    KSV Kiểm sát viên
    THQCT Thực hành quyền công tố
    KSXX Kiểm sát xét xử
    TAND Tòa án nhân dân
    TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
    TTHS Tố tụng hình sự
    VKS Viện kiểm sát
    VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao


    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1 So sanh mức độ gia tăng của một số nhóm tội trên địa bàn tỉnh Thái
    Nguyên giai đoạn 2011-2015 (số lượng vụ án, số lượng bị can Cơ quan điều tra
    khởi tố) 34
    Bảng 2.2. Số lượng vụ án TAND cấp sơ thẩm tỉnh Thái Nguyên đã xét xử và tỷ lệ
    số vụ Tòa án chấp nhận quan điểm của VKS (2011-2015) 37
    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta về chiến lược cải cách tư pháp trong
    điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
    nhân dân và vì nhân dân, cùng với việc hội nhập, đổi mới phát triển đất nước.
    Đảng ta đã có chủ trương, đường lối và tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt
    động của hệ thống cơ quan tư pháp trong đó có ngành KSND. Đây là một chủ
    trương lớn và đúng đắn của Đảng được thể hiện trong nhiều văn kiện như:
    Chỉ thị 53-CT/TW ngày 21/3/2000 Về một số công việc cấp bách của các cơ
    quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000; Nghị quyết 08–NQ/TW ngày
    02/01/2002 của Bộ chính trị đã chỉ rõ “ nâng cao chất lượng công tố của
    Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người
    bào chữa , việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả
    tranh tụng tại phiên tòa là một trong những giải pháp quan trọng của cải
    cách tư pháp, là đòi hỏi tất yếu để xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững
    mạnh, với mục đích đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
    tham gia tố tụng, hướng đến bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người ” và
    nghị quyết 49–NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải
    cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất lượng tranh
    tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư
    pháp ” là những định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu nhiều hơn
    nữa vấn đề tranh tụng trong hoạt động tố tụng, về chất lượng tranh tụng của
    Kiểm sát viên Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, mở rộng yếu tố tranh
    tụng vì vậy, tranh tụng được xác định là một trong những nội dung quan
    trọng về cải cách tư pháp. Với mục đích góp phần làm rõ những vấn đề lý luận,
    thực tiễn tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình 2

    sự, tác giả chọn đề tài “Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ
    thẩm từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Luật học.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Liên quan đến đề tài, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên
    cứu, một số tác phẩm như: Công trình nghiên cứu mang tính đại cương có
    “Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam” (của Đại học Luật Hà Nội), “Giáo
    trình kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự” (của Học viện tư pháp), Công
    trình mang tính chuyên sâu vào nội dung có “Tranh tụng tại phiên tòa theo
    yêu cầu của cải cách tư pháp” (Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học
    xã hội 2011 của Nguyễn Mai Chi; Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Tiến
    Long về “Thực hiện pháp luật đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
    hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” - năm 2005. Luận văn trên đã làm rõ
    thêm các khái niệm tranh tụng, vai trò, đặc điểm của tranh tụng và nguyên tắc
    tranh tụng trong xét xử hình sự và đề xuất các giải pháp đảm bảo tranh tụng
    trong xét xử sơ thẩm ở nước ta hiện nay; Luận văn thạc sỹ luật học của Hoàng
    Anh Phương “Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công
    tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay” - năm 2007.
    Luận văn trên đã phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực tranh tụng của
    Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở
    Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tranh tụng của Kiểm
    sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; Luận văn Thạc sỹ luật học, Học
    viện khoa học xã hội “Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ
    thẩm từ thực tiễn Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai, Hà Nội”- năm 2015.
    Nội dung luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng tranh tụng của Kiểm sát
    viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm và đề xuất những giải
    pháp để nâng cao năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải
    cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn
    hiện nay. 3

    Đề tài khoa học cấp Bộ của Trường đào tạo các chức danh Tư pháp- Bộ
    tư pháp “Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - năm
    2003. Nội dung của đề tài làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến tranh
    tụng tại phiên tòa. Đánh giá đúng thực trạng tranh tụng và đề ra giải pháp
    nhằm mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, định hướng cho việc xây dựng và thực
    hiện các chương trình đào tạo chức danh tư pháp ở nước ta.
    Đề tài khoa học cấp bộ của Viện KSNDTC “Một số vấn đề lý luận và
    thực tiễn đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” - năm 2004. Nội dung
    nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tranh tụng qua
    phương pháp so sánh với hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn và những quy
    định trong Bộ luật TTHS cần sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu tranh tụng
    tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
    “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của Tiến sỹ Dương Thanh Biểu,
    Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2007 viết về những vấn đề lý luận, vận dụng kiến
    thức pháp luật, các trình tự, nội dung liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa sơ
    thẩm qua các ví dụ minh họa đã nêu lên được những tồn tại, thiếu sót của
    Kiểm sát viên trong việc tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
    Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện KSNDTC “Chuyên đề tranh tụng và
    những giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên trong xét
    xử hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” - năm 2014. Nội dung của đề
    tài làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa, đánh giá
    thực trạng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa và đề ra giải
    pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên.
    Ngoài ra, còn một số bài báo và tạp chí có đề cập đến nội dung nghiên
    cứu tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa như: Tạp chí khoa học pháp lý
    số 4 năm 2004 của tác giả PGS.TS Trần Văn Độ “Bản chất của tranh tụng tại
    phiên tòa” , Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 191, 03/2011 của tác giả Nguyên
    Kim Chi “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng trong 4

    phiên tòa hình sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 08/2003 của tác giả
    PGS.TS Nguyễn Văn Huyên “Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong phiên
    tòa mở rộng tranh tụng”, Tạp chí kiểm sát, số 18/2013 của tác giả Nguyễn
    Đức Hạnh “Về kỹ năng xây dựng và trình bày bản luận tội”, Tạp chí kiểm sát,
    số 12 (06/2014) của tác giả Đoàn Minh Hương “ Nâng cao năng lực tranh
    tụng của Kiểm sát viên qua các phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm ở tỉnh Phú
    Thọ”, Tạp chí kiểm sát, số 12 (06/2014) của tác giả Phạm Minh Tuyên “ Bàn
    về tranh tụng tại các phiên tòa hình sự”, Tạp chí kiểm sát, số 12/2014 của tác
    giả Nguyễn Chí Dũng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xét hỏi
    và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự”, Tạp chí kiểm
    sát, số 01/2015, của tác giả Tôn Thiện Phương “Các giải pháp về công tác
    cán bộ của VKSND tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của
    KSV tại phiên tòa hình sự”.
    Qua nghiên cứu các công trình nêu trên thấy rằng, thực trạng hoạt động
    tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự nói chung và phiên tòa hình sự sơ
    thẩm nói riêng được đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và
    toàn diện, đầy đủ hơn nhằm làm sáng tỏ một số lý luận thực tiễn về hoạt động
    tranh tụng của KSV tại phiên tòa. Để qua đó đề xuất những giải pháp nhằm
    hoàn thiện pháp luật TTHS và nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của
    KSV tại phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1 Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về tranh tụng tại phiên tòa
    hình sự sơ thẩm. Qua thực tiễn, với mong muốn nghiên cứu góp phần làm
    sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài của luận văn,
    luận chứng và đề xuất những giải pháp vể tranh tụng của Kiểm sát viên tại
    phiên tòa xét xử án hình sự thực hiện được tốt hơn, đảm bảo phiên tòa hình sự
    thể hiện đầy đủ tính dân chủ, bình đẳng, khách quan, công khai. Qua đó làm
    căn cứ để Hội đồng xét xử ra Bản án quyết định đúng người, đúng tội, đúng 5

    pháp luật; góp phần hoàn thiện các quy định về tranh tụng của Bộ luật tố tụng
    hình sự, thực hiện cải cách tư pháp, lấy “xét xử là hoạt động trung tâm” theo
    tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ chính trị (Khóa IX). Đó
    là mục đích nghiên cứu của luận văn.
    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, luận văn đã:
    - Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của hoạt động tranh tụng của
    Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm
    như: Khái niệm, đặc điểm của tranh tụng; quy định của pháp luật TTHS về
    tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; các quy định về bảo đảm cho hoạt
    động tranh tụng của KSV tại phiên tòa.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng về tranh tụng của Kiểm sát viên thực
    hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm ở tỉnh Thái
    Nguyên những năm gần đây, qua đó rút ra những kết quả đạt được cũng như
    những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.
    - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng hoạt
    động tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét
    xử án hình sự sơ thẩm ở tỉnh Thái Nguyên, luận văn nêu ra các giải pháp
    nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên
    tòa xét xử án hình sự sơ thẩm nói chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái
    Nguyên nói riêng trước yêu cầu cải cách tư pháp.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
    luận có liên quan đến tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố
    và những yếu tố đảm bảo tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự
    sơ thẩm thực hiện ở địa phương.
    Phạm vi nghiên cứu: Từ thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện
    Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, luận văn nghiên cứu vấn đề về tranh tụng
    của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thực tế thực hiện ở địa phương. Về thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề có liên
    quan đến đề tài trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
    và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý
    luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích tổng
    hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp của các bộ môn
    khoa học khác như phương pháp so sánh, thống kê kết hợp với khảo sát thực
    tế để giải quyết vấn đề đặt ra.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn, với mức độ nhất định sẽ góp phần làm
    cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu, phục vụ yêu cầu thực tiễn về các tiêu
    chí đánh giá chất lượng, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành
    quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự.
    Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ việc “đổi
    mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của
    người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ” theo yêu cầu của Nghị
    Quyết 49 Bộ chính trị (Khóa IX) về cải cách tư pháp.
    7. Cơ cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    luận văn được trình bày thành gồm 3 chương, 8 mục lớn và các tiểu mục.
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tranh tụng của KSV tại phiên tòa
    hình sự sơ thẩm.
    Chương 2: Thực tiễn tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự
    sơ thẩm tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của
    KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tỉnh Thái Nguyên.
     
Đang tải...